Hỗ trợ doanh nghiệp

Đại gia miền Bắc hết thời, bị đẩy vào bếp giúp bà nội trợ

Cuộc chiến trên thị trường thương mại điện tử cũng như bán lẻ truyền thống ngày càng khốc liệt với hàng ngàn tỷ dồn dập được tung ra để có thể trụ lại là người sau cuối. Không ít đại gia đã chấp nhận bán mình và mất thương hoàn toàn thương hiệu.

Những smartphone camera kép, giá dưới 5 triệu tại Việt Nam / Thẻ nhớ NM khác gì với thẻ nhớ microSD?

CTCP Thế Giới Di Dộng (MWG) của ông Nguyễn Đức Tài vừa quyết định đổi tên fanpage của Điện máy Trần Anh thành “Vào bếp cùng điện máy Xanh”, thay trang web của một hãng bán lẻ điện tử hàng đầu tại khu vực miền Bắc trong cả thập kỷ qua, thành nơi chia sẻ kinh nghiệm nấu ăn cho các ông bà nội trợ.

Sở dĩ ông Nguyễn Đức Tài đổi fanpage của Điện máy Trần Anh là bởi Thế Giới Di Dộng đã thâu tóm thành công Trần Anh từ đầu năm 2018 và sáp nhập vào thương hiệu Điện máy Xanh của MWG.

Cú thâu tóm Trần Anh là một trong những thương vụ M&A đình đám trên thị trường điện máy Việt Nam cũng như thương vụ hệ thống Nguyễn Kim hay Phú Thái… bị các đại gia nước ngoài thâu tóm.

Ở vào thời điểm bị thâu tóm, Trần Anh là một thương hiệu lớn, với hệ thống 34 siêu thị điện máy. Sự kiện Trần Anh về tay Điện máy Xanh phần nào cho thấy sự khốc liệt trên thị trường bán lẻ Việt Nam.


Thương hiệu Trần Anh biết mất, không còn lại dấu vết.

Thương hiệu Trần Anh biết mất, không còn lại dấu vết.

Về phía mình cựu chủ tịch Trần Anh ông Trần Xuân Kiên cho rằng, thị trường bán lẻ điện máy offline “không còn nhiều tương lai”. Theo đó, mức tiêu thụ độ điện máy ở một số nước bắt đầu bão hòa và có thể Việt Nam cũng sẽ theo hướng đó.

Trên thị trường bán lẻ Việt Nam, trong vài năm gần đây, nhiều đại gia vẫn đẩy mạnh đầu tư nhưng nhiều tên tuổi dần biến mất.

Fivimart là cái tên tiếp theo bị xóa sổ khỏi thị trường bán lẻ sau khi Vingroup thâu tóm và đổi tên thành Vinmart. Trước đó, một loạt cái tên bán lẻ cũng đã biến mất trên bản đồ bán lẻ Việt Nam như Ocean Mart, Maximark, Metro…

Cuộc đua trên thị trường bán lẻ ngày càng khốc liệt trong bối cảnh các đại gia nội ngoại đang bung và tỷ USD và chục ngàn tỷ để chiếm thị phần.

Nhưng điều quan trọng, theo chia sẻ của ông Trần Xuân Kiên với báo chí, là xu thế thương mại điện tử phát triển rất mạnh.

 

Gần đây, VNG tiếp tục rót tiền vào Tiki bất chấp việc phải gánh thêm cả trăm tỷ lỗ của doanh nghiệp thương mại điện tử này trong nửa đầu năm 2018


Cựu chủ tịch Trần Anh: Trần Xuân Kiên.

Cựu chủ tịch Trần Anh: Trần Xuân Kiên.

Ông trùm thương mại điện tử Amazon của Mỹ của tỷ phú giàu nhất thế giới Jeff Bezos (tài sản 150 tỷ USD) đã có kế hoạch vào Việt Nam, trong khi Alibama của tỷ phú Trung Quốc Jack Ma cũng đang đẩy mạnh đầu tư vào Lazada - một trong những nền tảng thương mại điện tử lớn nhất ở Đông Nam Á.

Alibaba đã chi 1 tỷ USD mua lại 51% cổ phần Lazada hồi đầu 2016 và đang đổ thêm hàng tỷ USD cho một cuộc chạy đua ở thị trường khu vực.

Các đại gia Việt như MWG hay FPT Retail,... cũng đầu tư vào hoạt động bán hàng online nhưng kết quả không thực sự ấn tượng và hầu hết đang gặp khó trong việc đảm bảo tăng trưởng doanh thu. Giải pháp của hầu hết các doanh nghiệp này là: mở rộng lĩnh vực kinh doanh, sang các mảng khác như dược phẩm, bách hóa,... Rủi ro từ đầu tư dàn trải là không nhỏ.

 

Trên thế giới, các doanh nghiệp bán lẻ truyền thống chịu tác động rất lớn từ làn sóng mua bán online và hình thức thanh toán hiện đại. Những nhà bán lẻ truyền thống hàng đầu như Best Buy của Mỹ, Gome và Shining của Trung Quốc,... gặp rất nhiều khó khăn trong những năm qua và phải đóng cửa nhiều cửa hàng.

Theo báo cáo của công ty nghiên cứu thị trường Nielsen, tăng trưởng bán hàng trực tuyến của các sản phẩm hàng tiêu dùng nhanh đang vượt trội hơn doanh số bán hàng tại các kênh cửa hàng bán lẻ. Doanh số có thể đạt 2.100 tỷ USD năm 2020.

Với tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử 20% mỗi năm, nhiều chuyên gia cho rằng kỷ nguyên của các doanh nghiệp thương mại điện tử lớn, trong đó có Amazon và Alibaba mới chỉ bắt đầu. Và điều đó cũng đồng nghĩa với việc: ngành bán lẻ truyền thống có thể gặp những khó khăn rất lớn. Sự thay đổi chóng mặt của công nghệ qua đó thay đổi xu hướng tiêu dùng đã từng giết chết những đế chế lớn trên thế giới như trường hợp thương hiệu máy ảnh phim số 1 thế giới Kodak.

Trên thị trường chứng khoán (TTCK) , sức cầu bắt đáy tăng lên sau khi thị trường liên tục tụt giảm với nguồn gốc được cho là từ cú sụt giảm giá kinh hoàng trên thị trường chứng khoán thế giới, trong đó có Mỹ và Trung Quốc.

Những bất ổn trên thế giới vẫn đang đe dọa sự ổn định của thị trường tài chính thế giới. Mỗi khi thế giới biến động mạnh, các thị trường Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng rất nhiều do sự dịch chuyển của dòng vốn cũng như vấn đề tâm lý.

 

Mặc dù vậy, nhiều dự báo cho rằng, Việt Nam là một trong những nền kinh tế chịu ảnh hưởng ít nhất từ những biến động từ Mỹ cũng như Trung Quốc, thậm chí còn được hưởng lợi từ cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung.

Trong phiên cuối tuần qua, một loạt các cổ phiếu chủ chốt đã tăng trở lại như bộ 3 Vingroup, Vinhomes, Vincom Retail của tỷ phú USD Phạm Nhật Vượng; VietJet của nữ tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo, Masan của ông Nguyễn Đăng Quang; Bảo Việt, GAS…

Khối ngoại bất ngờ quay lại mua ròng khá mạnh, với khoảng 300 tỷ đồng trên TTCK Việt Nam.

Một số công ty chứng khoán (CTCK) có cái thận trọng trong các dự báo.

BSC cho rằng, VN-Index đang vận động trong vùng rủi ro lớn và diễn biến dự báo có biên độ giao động lớn trong tuần tới. Ngưỡng hỗ trợ và kháng cự lưu ý của VN-Index tại 950 và 986 điểm.

 

Chứng khoán Rộng Việt khuyến nghị các nhà đầu tư không nên quá hưng phấn và hạn chế mua giá cao trong 1-2 phiên tiếp theo. Cần đánh giá sức hấp thụ của thị trường khi mà lượng cổ phiếu “khủng” bắt đáy ngày 11/10 về tới tài khoản của NĐT.

Đóng cửa phiên giao dịch ngày 12/10, VN-index tăng 24,19 điểm lên 970,08 điểm; HNX-Index tăng 2,58 điểm lên 109,76 điểm. Upcom-Index tăng 0,71 điểm lên 52,75 điểm. Thanh khoản toàn thị trường đạt 300 triệu đơn vị, trị giá 6,0 ngàn tỷ đồng.

Theo vietnamnet.vn
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm