Hỗ trợ doanh nghiệp

Diễn đàn về Kinh tế ASEAN: Thông điệp tới doanh nghiệp toàn cầu

DNVN - Chiều ngày 25/6/2020 tại Hà Nội chính thức diễn ra Chương trình “Diễn đàn về Kinh tế ASEAN, Doanh nghiệp tiêu biểu ASEAN”. Diễn đàn hướng tới Kỷ niệm 53 năm thành lập ASEAN (1967 – 2020), 25 năm ngày Việt Nam trở thành thành viên chính thức của ASEAN và Việt Nam đảm nhiệm chức Chủ tịch luân phiên của ASEAN 2020.

Bộ Công Thương ‘mách nước’ doanh nghiệp xuất khẩu cà phê tiến sâu vào thị trường châu Phi / Doanh nghiệp dệt may, da giày đang "đau đầu" với bài toán lao động, việc làm

Diễn đàn về Kinh tế ASEAN được tổ chức tại Hà Nội vào ngày 25/6/2020.

Diễn đàn về Kinh tế ASEAN được tổ chức tại Hà Nội vào ngày 25/6/2020.

Diễn đàn được tổ chức tại Trung tâm Hội nghị quốc tế 11 Lê Hồng Phong, do Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam chủ trì, Tạp chí Điện tử Doanh nghiệp Việt Nam là đơn vị tổ chức.Với sự tham dự của hơn 200 đại biểu là đại diện cho các bộ, ngành, các doanh nghiệp, đại diện các đại sức quán của các nước trong khối ASEAN tại Việt Nam. Chủ trì Diễn đàn có các ông: Ông Tô Hoài Nam, Tổng thư ký - Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam; ông Võ Trí Thành, Chủ tịch Ủy ban hợp tác Kinh tế Thái Bình Dương của Việt Nam (VNCPEC); ông Lương Hoàng Thái - Vụ Chính sách Thương mại đa biên - Bộ Công thương; ông Nguyễn Sơn - Phó Chánh Văn phòng Ban chỉ đạo Liên ngành hội nhập quốc tế về kinh tế.

ASEAN có nhiều tiềm năng để hỗ trợ gắn kết, liên kết các doanh nghiệp trong khu vực

Phát biểu khai mạc Diễn đàn, ông Tô Hoài Nam, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam nhấn mạnh: Năm 2020, Việt Nam đảm nhận vai trò Chủ tịch ASEAN. Việt Nam đã chuẩn bị rất kỹ lưỡng chương trình hành động để khẳng định vị trí, vai trò và uy tín của mình.Với tinh thần chủ đạo “ASEAN: Gắn kết và Chủ động thích ứng” các hoạt động dự kiến sẽ diễn ra hết sức sôi nổi.

Một trong những chủ đề hiện thức hoá tinh thần “Gắn kết” đó là, thúc đẩy liên kết và kết nối khu vực, nâng cao khả năng thích ứng và tận dụng các cơ hội của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, theo đó liên kết kinh tế sâu rộng và kết nối toàn diện trong nội khối và với các Đối tác, thúc đẩy tăng trưởng bền vững và bao trùm về kinh tế, tài chính và xã hội trên nền tảng đổi mới sáng tạo và ứng dụng công nghệ số và các công nghệ mới, tiếp tục nỗ lực thu hẹp khoảng cách phát triển, xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao, tăng cường các dịch vụ xã hội phục vụ người dân, đẩy mạnh quan hệ đối tác vì hòa bình và phát triển bền vững với các nước trên thế giới, phát huy vai trò và đóng góp của ASEAN trong cộng đồng quốc tế, mở rộng và nâng tầm quan hệ với các Đối tác trên toàn cầu, góp phần định hình cấu trúc và luật chơi mới của khu vực và thế giới.

Ông Tô Hoài Nam, Phó Chủ tịch thường trực - Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam phát biểu khai mạc tại Diễn đàn về Kinh tế ASEAN ngày 25/6/2020. Ảnh: Khánh Huy

Ông Tô Hoài Nam, Phó Chủ tịch thường trực - Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam phát biểu khai mạc tại Diễn đàn về Kinh tế ASEAN ngày 25/6/2020.

Với vai trò đặc biệt của Việt Nam trong ASEAN, cũng như vai trò của ASEAN với khu vực và quốc tế, các hành động của Chính phủ Việt Nam trong năm ASEAN chắc chắn sẽ mang lại các ý nghĩa tích cực. Việt Nam cũng như các nước ASEAN có rất nhiều tiềm năng để có thể thúc đẩy hơn nữa sự phát triển của các doanh nghiệp

“Tuy vậy, do tình hình phát sinh dịch bệnh Covid-19, suốt từ đầu năm 2020 đến nay, toàn thế giới đã phải căng mình chiến đấu chống lại dịch bệnh. Việt Nam trở thành điểm sáng trong việc khống chế hiệu quả dịch bệnh và ASEAN cũng không bị ảnh hưởng trực tiếp một cách nặng nề như các khu vực khác, nhưng mức ảnh hưởng do dịch bệnh đến các nền kinh tế thì lại ở mức độ rất nghiêm trọng”, ông Tô Hoài Nam nhấn mạnh.

Cũng theo ông Tô Hoài Nam, hầu hết các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa đều bị ảnh hưởng do Covid-19. Các Chính phủ các nước trong khối ASEAN đã có những chính sách để hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn. Với tinh thần tự lực vươn lên, “tự cứu mình trước khi trời cứu”, các doanh nghiệp đã có những hành động mau lẹ để ứng phó với sự cố.

“Đến nay, sau khi dịch bệnh cơ bản đã được khống chế, việc phục hồi kinh tế đang được tập trung hàng đầu. Bên cạnh các biện pháp thúc đẩy thị trường nội địa, việc thúc đẩy các thị trường nước ngoài có ý nghĩa rất quan trọng. Diễn đàn Kinh tế ASEAN do Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam tổ chức nhằm trao đổi những kinh nghiệm của khối doanh nghiệp nhỏ và vừa vượt qua khó khăn do đại dịch, cũng như đề xuất các sáng kiến nhằm thúc đẩy thị trường, đặc biệt là các lĩnh vực như du lịch, nông sản xuất khẩu, chuyển đổi số”, ông Tô Hoài Nam cho biết.

Diễn đàn thu hút sự tham gia của các đại biểu các bộ, ngành, các doanh nghiệp, đại sức quán các nước ASEAN.

Diễn đàn thu hút sự tham gia của các đại biểu các bộ, ngành, các doanh nghiệp, đại sứ quán các nước ASEAN.

Hậu Covid-19: ASEAN cần chung tay khôi phục du lịch và phát triển nông sản công nghệ cao

Tại Diễn đàn, ông Nguyễn Sơn, Phó Chánh văn phòng Ban Chỉ đạo Liên ngành Hội nhập Quốc tế về Kinh tế cho rằng, ASEAN đã có lịch sử 50 năm, dù cho có rất nhiều thành tựu, nhưng mối quan hệ giữa các thành viên ASEAN cũng giống như một cuộc hôn nhân, dù có hạnh phúc đến đâu thì qua thời gian quá dài cũng đã đến lúc cần làm mới lại, cần đổi mới thì hạnh phúc mới bền chặt được.

Ông Nguyễn Sơn cũng nêu ra sự khác biệt giữa các nước ASEAN, ví dụ, thể chế chính trị, về tôn giáo, tín ngưỡng, văn hóa và chênh lệch về kinh tế. Do đó, khi hoạt động chung trong một khối, các doanh nghiệp cũng rất cần phải hiểu rõ những sự khác biệt này khi đầu tư sang các nước.

Ông Nguyễn Sơn, Phó Chánh Văn phòng Ban chỉ đạo Liên ngành Hội nhập quốc tế về Kinh tế.

Ông Nguyễn Sơn, Phó Chánh Văn phòng Ban chỉ đạo Liên ngành Hội nhập quốc tế về Kinh tế.

Trong khuôn khổ diễn đàn kinh tế ASEAN, đại diện cho Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam cũng nhấn mạnh đến những lợi thế và thế mạnh của các quốc gia trong khối ASEAN. Theo đó, các quốc gia ASEAN có nhiều lợi thế chung, chúng ta đã và đang là một cộng đồng có uy tín trên phạm vi quốc tế; Nền kinh tế của các quốc gia ASEAN tương đối phát triển, các Chính phủ về cơ bản khống chế tốt tình hình dịch bệnh, chăm sóc tốt sức khoẻ cho người dân; Chúng ta cần trao đổi sâu sắc hơn và học hỏi lẫn nhau những bài học kinh nghiệm về hỗ trợ doanh nghiệp. Chúng ta cần kiến nghị lên các Chính phủ các hỗ trợ cần thiết, có tính chất đồng bộ trong nội khối để đầu tiên là thúc đẩy sự hoạt động bình thường trong nội khối, và từ đó tiếpnối, duy trì các thị trường quốc tế khác.

Đặc biệt hai lĩnh vực thế mạnh của các nước ASEAN, đó là sản phẩm nông sản miền nhiệt đới và du lịch.

Về sản phẩm nông sản nhiệt đới, bên cạnh các thị trường truyền thống của mỗi nước, bản thân thị trường các nước ASEAN với nhau cũng còn rất nhiều dư địa để phát triển. Nông nghiệp công nghệ cao đã được thực hành ở hầu hết các quốc gia ASEAN, các sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao của miền nhiệt đớisẽ được cùng thúc đẩy tìm đến các thị trường mới.

Riêng về thị trường du lịch, đây là ngành kinh doanh bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch Covid-19. Hình ảnh các dòng khách du lịch cuồn cuộn đổ về các thiên đường du lịch Đông Nam Á bỗng chốc trở thành dĩ vãng. Các máy bay nằm im trên sân đỗ, các bãi biển vắng teo, các khách sạn im lìm kéo theo hệ lụy của nhiều ngành nghề dịch vụ khác. Hiện nay, thị trường du lịch nội địa của Việt Nam cũng như các nước ASEAN đã mở cửa trở lại, tuy chưa đạt được mức bình thường như trước khi xảy ra dịch bệnh nhưng cũng đã phần nào tạo niềm tin cho các doanh nghiệp vào một thị trường hồi phục nhanh.

Thiên nhiên ưu đãi và lịch sử phát triển và văn hoá của các nước ASEAN đã tạo ra các địa điểm du lịch thu hút đông đảo khách quốc tế từ khắp nơi trên thế giới. Từ Vịnh Hạ long, Thánh địa Mỹ Sơn,Phố cổ Hội An, Cố đô Huế của Việt Nam đến Angco Wat, Biển Hồ của Campuchia, Kinh đô Luang Prabang, Cánh đồng Chum của Lào, Cung điện Hoàng gia, Chùa Vàng, Chùa Phật Ngọc của Thái lan, Sông Mê công, các địa điểm du lịch nổi tiếng khác như các nhà thờ đạo Hồi, vườn quốc gia động, thực vật và đặc biệt là các bãi biển tươi đẹp với các sản vật phong phú…đếu có sức hút mãnh liệt đối với khách du lịch từ khắp nơi trên thế giới.

Theo thống kê của Hội đồng Du lịch thế giới, khách du lịch đóng góp tới 13% GDP của khu vực Ðông Nam Á năm 2018, cao thứ hai chỉ sau khu vực Caribe. Dịch vụ cho khách du lịch nước ngoài đã tạo ra 220 tỷ USD doanh thu khu vực trong năm 2018.

Với tầm quan trọng như vậy, việc các nước ASEAN phối hợp hành động để từng bước mở cửa lại thị trường du lịch sẽ có tác động rất lớn đến sự phục hồi của thị trường tại từng nước ASEAN cũng như thị trường khu vực, và đón đầu sự phục hồi của thị trường quốc tế.

Các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng, dịch vụ các sản phẩm du lịch phần nhiều là các doanh nghiệp nhỏ và vừa rất cần sự chia sẻ, hỗ trợ từ Chính phủ cũng như các doanh nghiệp lớn với vai trò hỗ trợ, dẫn dắt để cũng vượt qua khó khăn.

Tại Việt Nam, các doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực này như Vingroup, Sungroup, FLC, VietnamAirlines, VietjetAir….cũng đang có những bước đi thận trọng để khôi phục kinh doanh, tạo niềm tin, động lực cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Chúng tôi đề nghị Chính phủ cần có các chính sách kích cầu du lịch, kết hợp với chính sách thu hút từ các tập đoàn lớn, chắc chắn thị trường du lịch sẽ sớm hồi phục và phát triển.Ngoài các lĩnh vực cần phục hồi gấp sau Covid-19, các chiến lược đường dài của các doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn là phải nâng cao năng lực quản trị, nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành và hoà nhập được vào chuỗi cung ứng toàn cầu, đặc biệt là việc đón đầu làn sóng dịch chuyển từ các trung tâm gia công lớn đến các nước ASEAN”.

Hội nghị thu hút sự tham gia của nhiều đại biểu đến từ các bộ, ngành, doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Hội nghị thu hút sự tham gia của nhiều đại biểu đến từ các bộ, ngành, doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Diễn đàn dưới sự điều phối của Tiến sĩ Võ Trí Thành cũng đã dành nhiều thời gian tập trung thảo luận về các vấn đề: Tổng quan về nền kinh tế ASEAN hiện nay và Việt Nam sau 25 năm gia nhập: ASEAN Việt Nam trong tiến trình liên kết ASEAN và xây dựng Cộng đồng ASEAN: Cơ hội và thách thức với doanh nghiệp Việt Nam trong cộng đồng kinh tế ASEAN; Các doanh nghiệp ASEAN sẽ cùng nhau vượt qua đại dịch Covid-19 như thế nào. Tham gia chuỗi gia trị toàn cầu: Giải pháp cho doanh nghiệp vừa và nhỏVai trò của các Hiệp hội trong việc hỗ trợ doanh nghiệp trong hội nhập quốc tế: Bài học từ Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam. Đặc biệt, Diễn đàn cũng dành nhiều thời gian để thảo luận về vai trò của chuyển đổi số với các doanh nghiệp ASEAN, đặc biệt là với nhóm doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Bài: Đỗ Quyên, ảnh: Khánh Huy
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm