Doanh nghiệp bán lẻ truyền thống chuyển đổi số, làm ứng dụng bán hàng để cạnh tranh
Tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu / Cuối năm 2022 vận hành cổng điện tử tham vấn, tra cứu quy định kinh doanh
Thương mại điện tử tại Việt Nam đang phát triển với tốc độ chóng mặt khi ngày càng có nhiều người tiêu dùng chuyển từ thói quen mua hàng ở các cửa hàng truyền thống sang mua trên các kênh bán hàng trực tuyến như website, ứng dụng (App).
Ứng dụng vừa đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, vừa là công cụ để doanh nghiệp có thể triển khai hoạt động của mình theo hướng hiện đại, tiện ích hơn. Việc giao dịch qua App cho phép người dùng mua sắm dễ dàng hơn, cũng như có thể quay trở lại mua hàng ngay lập tức mà không cần phải trải qua nhiều bước phức tạp. Và trong thực tế, đã có rất nhiều doanh nghiệp thành công.
Là một doanh nghiệp chuyên bán lẻ hàng Nhật nội địa, đối mặt với sự khó khăn của kênh bán lẻ truyền thống, nhất là trong bối cảnh đại dịch COVID-19 2 năm vừa qua, trong con đường đi tìm giải pháp vượt khó cho doanh nghiệp của mình, chị Cao Thị Dung - CEO Sakuko Japanese Store – chuỗi siêu thị hàng Nhật nội địa đã quyết định dịch chuyển mạnh mẽ sang nền tảng số.
Và sau một thời gian nghiên cứu và tìm hiểu Sakuko đã xây dựng "Sakuko App". Trong sự kiện chia sẻ về chủ đề tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng mới đây, CEO Sakuko Cao Thị Dung cho biết việc xây dựng App không chỉ do sức ép hậu COVID-19 mà còn do sự tịnh tiến của thị trường đang diễn ra nhanh chóng.
“Sakuko cần một công cụ để gia tăng trải nghiệm khách hàng, đưa khách hàng gần hơn với doanh nghiệp để có thể tạo ra lợi thế cạnh tranh cho mình. Và App thương hiệu chính là công cụ để làm điều đó. App Sakuko được ra mắt chính thức ngày 15/6/2022 có mặt trên App store và CH Play”, CEO Sakuko chia sẻ.
“Cửa hàng” online này hiện có 5600 sản phẩm. Điều này làm tăng tỷ trọng mua hàng online lên đến 10%-20%. Mới ra mắt app được hơn 2 tháng trở lại đây nhưng Sakuko đã đạt tỷ lệ khách hàng quay lại mua hàng trên App lên tới 65%.
Những con số trên đã khẳng định được sự hiệu quả của App thương hiệu riêng. Ngoài việc tăng trưởng từ tệp khách hàng tải App, Sakuko còn có những chiến dịch tiếp thị liên kết ngay trên App, mở rộng tệp khách hàng mới.
Sự kiện tái định vị thương hiệu của Sakuko diễn ra với mục đích kết nối văn hóa doanh nghiệp trong nội bộ doanh nghiệp và truyền tải những giá trị văn hóa nổi bật đến với khách hàng.
Không những thế, đây còn là cơ hội để Sakuko thích ứng và đổi mới sáng tạo trong bối cảnh hậu COVID-19 và chuyển đổi số, nhằm khẳng định định hướng doanh nghiệp và hình ảnh thương hiệu sau đại dịch.
Ngành bán lẻ tại thị trường Việt Nam được đánh giá còn rất nhiều tiềm năng để khai thác, tuy nhiên sự cạnh tranh khốc liệt trong ngành đã khẳng định cơ hội chỉ thật sự dành cho những doanh nghiệp kịp thời có kế hoạch chiến lược rõ ràng.
Đối mặt trước những giới hạn và điều chỉnh mới, các doanh nghiệp ứng dụng chuyển đổi số không những tồn tại, sống sót qua cuộc khủng hoảng mà còn tạo nên sự bứt phá.
Chia sẻ thêm, CEO Sakuko cho hay không chỉ phát triển App bán hàng, mới đây Sakuko cũng đã công bố bộ nhận diện thương hiệu mới nhằm hướng tới các mục tiêu bền vững của văn hóa doanh nghiệp, phù hợp với thực tế mới của thị trường, đó là: “Củng cố giá trị của doanh nghiệp, kiến tạo một tổ chức hạnh phúc, tin vào tiêu chuẩn, giá trị và văn hóa Nhật”.
Thông qua việc thay đổi nhận diện thương hiệu, Sakuko đã mang lại cái nhìn mới và truyền tải một thông điệp giá trị hơn cho đông đảo khách hàng Việt Nam. Quan tâm hơn đến cảm xúc và chất lượng cuộc sống của khách hàng, mục tiêu của Sakuko là trở thành cầu nối để người tiêu dùng Việt Nam có thể mua và sử dụng các sản phẩm Nhật Bản chất lượng cao, dễ mua và giá thành hợp lý.
End of content
Không có tin nào tiếp theo