Hỗ trợ doanh nghiệp

Doanh nghiệp được hoàn trả 4.900 tỷ đồng: Nguồn lực hỗ trợ doanh nghiệp

Việc hồi tố gần 5.000 tỷ đồng không chỉ củng cố niềm tin cho doanh nghiệp mà còn là nguồn lực rất cần thiết cho doanh nghiệp trong giai đoạn đặc biệt khó khăn do dịch Covid-19.

Các chuyên gia chia sẻ cách giải bài toán cắt giảm hay giữ nhân sự mùa dịch Covid-19 / Giá trị của doanh nghiệp thương hiệu quốc gia trong đại dịch Covid-19

Việc hồi tố gần 5.000 tỷ đồng tiền thuế là tháo gỡ khó khăn cho các tập đoàn, doanh nghiệp tư nhân hàng đầu của Việt Nam (Ảnh minh hoạ: Internet)
Việc hồi tố gần 5.000 tỷ đồng tiền thuế là tháo gỡ khó khăn cho các tập đoàn, doanh nghiệp tư nhân hàng đầu của Việt Nam (Ảnh minh hoạ: Internet)

Thủ tướng vừa yêu cầu Bộ Tài chính hoàn thiện dự thảo Nghị định sửa đổi Khoản 3 Điều 8 Nghị định số 20/2017 về áp trần tỷ lệ lãi vay các doanh nghiệp có hoạt động liên kết của Chính phủ. Theo đó, Bộ Tài chính phải hồi tố khoản tiền thuế mà các doanh nghiệp đã nộp từ năm 2017-2018.

Hơn 1.000 doanh nghiệp được hoàn thuế giao dịch liên kết

Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản truyền đạt chỉ đạo của Thủ tướng đối với Bộ Tài chính liên quan đến việc hoàn thiện dự thảo Nghị định sửa đổi Khoản 3 Điều 8 Nghị định số 20/2017 của Chính phủ về áp trần tỷ lệ lãi vay các doanh nghiệp có hoạt động liên kết.

Việchoàn thuế cho các doanh nghiệp sẽ được thực hiện theo phương án khấu trừ nghĩa vụ thuế của chính doanh nghiệp trong các năm tiếp theo, thời gian khấu trừ không quá 5 năm như ý kiến của đa số thành viên Chính phủ đã thống nhất.

 

Đặc biệt, Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính ký tắt Nghị định, trình Thủ tướng ký, ban hành ngay trong ngày 20/4. Thủ tướng đồng thời yêu cầu Bộ Tài chính có giải pháp quản lý chặt chẽ, chống tiêu cực, tham nhũng, lợi ích nhóm khi xử lý hồi tố theo quy định của nghị định.

Trước đó, tiếp thu ý kiến về quy định khống chế chi phí lãi vay được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp theo Khoản 3 Điều 8 Nghị định 20 về giao dịch liên kết, Bộ Tài chính đã nâng trần chi phí lãi vay được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp từ 20% lên 30%.

Tuy nhiên,kiến nghị với Thủ tướng, Phòng Thương mại và Công nghiệp (VCCI) và Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VNREA) cho rằngviệc sửa đổi vẫn chưa giải quyết tận gốc vấn đề. Các doanh nghiệp và hiệp hội đề nghị bổ sung việc hồi tố các chính sách sửa đổi cho hai năm 2017 và 2018.

Theo giải thích của VCCI, việc hồi tố không vướng mắc pháp lý, từng có tiền lệ trong quá khứ, không phát sinh các rủi ro, tiêu cực và có thể gia tăng niềm tin cho cộng đồng doanh nghiệp. Tổng kinh phí hoàn trả nếu áp dụng hồi tố chính sách cho năm 2017 và 2018 là hơn 4.875 tỷ đồng. VCCI đánh giá con số này "không phải quá lớn", chưa kể doanh nghiệp có thể hạch toán và đưa vào chi phí của 5 năm kế tiếp nếu được cho phép.

Tạo niềm tin cho doanh nghiệp

 

Đánh giá về quyết định hồi tố gần 5.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp, ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI cho rằng mục tiêu lớn nhất của chính sách sửa đổi Nghị định 20 và hoàn gần 5.000 tỷ đồng tiền thuế là tháo gỡ khó khăn cho các tập đoàn, doanh nghiệp tư nhân hàng đầu của Việt Nam.

Khoản kinh phí phải hoàn trả nếu áp dụng hồi tố sang các năm 2017 - 2018 như Bộ Tài chính tính toán khoảng gần 5.000 tỷ đồng không quá lớn. Chưa nói khoản tiền này sẽ được khấu trừ trong 5 năm kế tiếp thì hụt thu ngân sách là rất nhỏ.

Điều quan trọng hơn, chính sách giúp tăng niềm tin cho doanh nghiệp, tạo ra sự công bằng của pháp luật rằng nếu doanh nghiệp chậm nộp thuế, kê khai thuế sai sẽ bị truy thu, tính lãi chậm nộp và xử phạt nghiêm khắc.

Với quy định việc hoàn thuế sẽ được khấu trừ vào nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp vào những năm tiếp theo, một chuyên gia về thuế cho rằng quy định này hợp lý, bởi trong bối cảnh hiện nay, ngân sách đang tập trung vào cuộc chiến chống dịch Covid-19. Hàng trăm nghìn tỷ đồng đang được “tung” ra để hỗ trợ doanh nghiệp và người dân, thì việc chi “tiền tươi thóc thật” để hoàn trả doanh nghiệp sẽ không thực hiện được.

Bên cạnh đó, hiện nay, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2017.“Hoàn thuế cho doanh nghiệp bằng cách trừ vào số tiền thuế phải nộp của doanh nghiệp trong các kỳ tính thuế tiếp theo. Khi đó sẽ không ảnh hưởng đến quyết toán ngân sách nhà nước các năm 2017 và 2018, không phát sinh việc hoàn trả thuế từ ngân sách nhà nước nên không cần phải bố trí thêm nguồn thu”, chuyên gia này cho hay.

 

Đánh giá về quyết định hồi tố cho doanh nghiệp của Chính phủ, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, một chuyên gia trong lĩnh vực tài chính, cho rằng Nghị định 20 là đúng cả về quốc tế và với Việt Nam. Đúng về lý luận và thực tiễn theo khuyến cáo của tổ chức quốc tế. “Thủ tướng có yêu cầu Bộ Tài chính sửa lại Nghị định chứng tỏ có sự cầu thị, lắng nghe. Việc hồi tố khoản thuế trên đặc biệt có ý nghĩa với các doanh nghiệp trong hoàn cảnh dịch Covid-19 đang đẩy rất nhiều doanh nghiệp vào khó khăn, thậm chí không ít doanh nghiệp lớn cũng lâm vào tình trạng nợ lương, nợ bảo hiểm xã hội”, ông Thịnh cho hay.

Một chuyên gia khác đánh giá, với các doanh nghiệp, trong thời điểm này được giảm một đồng thuế cũng là đáng quý, đồng thời ví von: “Nhiều hỗ trợ từ Chính phủ, ngành ngân hàng, ngành thuế… cùng với việc được hồi tố tiền thuế giao dịch liên kết sẽ “thổi" thành "chiếc phao lớn” giúpdoanh nghiệp vượt qua được đại dịch lần này”.

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm