Hỗ trợ doanh nghiệp

Doanh nghiệp, HTX phải được đặt đúng vị thế trong phát triển chuỗi giá trị

Phát triển chuỗi giá trị phải lấy doanh nghiệp và HTX đóng vai trò nòng cốt, phải đặt đúng vị thế của họ trong toàn chuỗi giá trị.

Gốm sứ Minh Long ủng hộ 1 tỷ đồng cùng chung tay vì người nghèo 2020 / Tuyệt phẩm hoa sứ Minh Long được chọn làm hoa đăng quang dành cho tân Hoa Hậu Việt Nam 2020

HTX-4030-1605938061.jpg

Trang trại phúc bồn tử hữu cơ đạt chuẩn organic Nhật Bản tại TP Đà Lạt. (Ảnh: Int)

Theo Bộ NN&PTNT, đến hết tháng 5/2020, cả nước đã có 46 doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận Doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; 9 vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được công nhận (tập trung, ứng dụng công nghệ cao để sản xuất một hoặc một số sản phẩm nông sản hàng hóa có lợi thế vùng); 3 khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được Chính phủ thành lập là Phú Yên, Bạc Liêu và Hậu Giang.

Ngoài các khu, vùng nông nghiệp công nghệ cao nêu trên, thời gian vừa qua đã xuất hiện nhiều mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất như mô hình trồng rau khí canh, trồng rau thủy canh, trồng rau trong nhà lưới, nhà kính; mô hình trồng hoa trong nhà kính; mô hình nuôi tôm siêu thâm canh trong nhà kính; mô hình chăn nuôi lợn ứng dụng nền đệm lót sinh học, công nghệ sinh học nhân giống in vitro…

Chuyên gia kinh tế Phạm Xuân Hòe cho biết, việc tổ chức sản xuất, cung ứng hàng hóa theo chuỗi giá trị, đồng thời ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp, nhằm nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm hàng hóa bảo đảm tiêu chuẩn xuất khẩu là một giải pháp có tính chiến lược. Trong đó, doanh nghiệp và HTX đóng vai trò nòng cốt, phải đặt đúng vị thế của họ trong toàn chuỗi giá trị.

Theo ông Hoè, chuỗi giá trị có 3 trụ cột chính. Trụ cột thứ nhất gồm doanh nghiệp chủ chuỗi, các doanh nghiệp, HTX, nông dân trong toàn chuỗi sản xuất và cung ứng sản phẩm. Đây cũng là trụ cột xương sống của toàn chuỗi trong 3 trụ cột của quá trình triển khai cho vay theo chuỗi giá trị.

Trụ cột thứ 2 là các định chế tài chính và sản phẩm dịch vụ tài chính cung ứng cho toàn chuỗi giá trị.

 

Trụ cột thứ 3 gồm các cơ quan nhà nước, các viện nghiên cứu, tổ chức xã hội nghề nghiệp - là người cung ứng dịch vụ công/dịch vụ hỗ trợ.

Từ thực tế làm nông nghiệp công nghệ cao thành công, ông Phạm S, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, chia sẻ kinh nghiệm tỉnh Lâm Đồngđã xác định rõ phát triển nông nghiệp công nghệ cao là do doanh nghiệp, các HTX, tổ hợp tác, các hộ nông dân thực hiện. Nhà nước chỉ hỗ trợ nếu họ gặp khó về vốn, tiêu thụ sản phẩm, quy hoạch, định hướng sản xuất, giống cây trồng…

Ví dụ,tại Lâm Đồng, diện tích sản xuất và nguồn vốn chủ lực để phát triển nông nghiệp công nghệ caohiện naychủ yếu ở nông hộ (86,2% diện tích và 64,5% tổng nguồn vốn). Vì vậy, để phát triển công nghệ cao, các trang trại tư nhân và nông hộ không thể “đơn thương độc mã” phát triển, mà phải lớn mạnh thông qua liên kết với các doanh nghiệp, HTX, tổ hợp tác sản xuất gắn với thị trường.

Chẳng hạn nhưHTX Dịch vụ nông nghiệp tổng hợp Minh Thọ Organic (thị trấn Lạc Dương, huyện Lạc Dương) bắt đầu xây dựng liên kết sản xuất 20 ha diện tích cây phúc bồn tử theo quy trình hữu cơ JAS của Nhật Bản với 32 hộ thành viên ở địa bàn TP Đà Lạt và huyện Lạc Dương, tổng sản lượng có thể lên đến hàng trăm tấn trái tươi mỗi năm gắn với chế biến tại chỗ các sản phẩm rượu vang, mứt, trà, bánh, kẹo, dược phẩm, mỹ phẩm...

Giám đốc HTX, ông Nguyễn Văn Hà nhận định: “Đây là bước chuyển từ kinh tế hộ sản xuất nhỏ, lẻ sang mô hình kinh tế hợp tác liên kết sản xuất quy mô lớn hơn, trong đó tập trung ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật canh tác hữu cơ, tạo ra sản phẩm chất lượng và giá trị cao cho nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu, bảo vệ môi trường sinh thái…”.

 

Tương tự,HTX Dịch vụ nông nghiệp tổng hợp Tân Tiến“lớn lên” từ mô hình Tổ hợp tác Phường 12 để sản xuất sản phẩm theo mô hình VietGAP. Ông Mai Văn Khẩn, Giám đốc HTX chia sẻ, trong 5 năm qua, doanh thu HTX tăng từ 15 tỷ đồng lên 22,5 tỷ đồng, tương ứng lợi nhuận tăng từ 1,2 tỷ đồng lên hơn 2,5 tỷ đồng.

“Định hướng đến năm 2025, HTX Dịch vụ nông nghiệp Tân Tiếnliên kết chuyển đổi toàn bộ diện tích 40 ha rau, củ, quả của hộ thành viên và 60 ha của hộ ngoài thành viên từ quy trình sản xuất VietGAP sang mô hình sản xuất hữu cơ gắn với thị trường tiêu thụ lâu dài, giúp người sản xuất ổn định thu nhập, người tiêu dùng an tâm sử dụng…”, ông Khẩn cho hay.

Theo các chuyên gia, đã có một số HTX liên kết với doanh nghiệp đưa sản phẩm xuất khẩu sang các nước châu Âu. Hiện nay, một số HTX, doanh nghiệp đang xây dựng chiếnlược tiếp thị và mở rộng thị trường xuất khẩu nông sản, tập trung xây dựng thương hiệu, tận dụng FTA thế hệ mới, nhất là EVFTA.

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm