Doanh nghiệp Nga tìm ngách mới tại thị trường Việt Nam
Chia sẻ tại và Đầu tư Việt - Nga tổ chức ngày 14/11 tại Hà Nội, ông Vladimir Shembakov, Tổng giám đốc Tập đoàn JVC Reckon cho biết Việt Nam được đánh giá có lợi thế gần khu vực Viễn Đông so với nhiều quốc gia khác và có thể xây dựng nhà máy, trung tâm logistics tại khu vực này để vận chuyển hàng hóa tới Việt Nam.
Ngoài ra, tập đoàn Reckon đang tìm kiếm đối tác Việt Nam để phát triển nhà ở, công trình, nhà máy tại Việt Nam. Lợi thế của tập đoàn là công nghệ xây dựng giảm chấn và Reckon muốn giới thiệu công nghệ này tới Việt Nam, Shembakov nhấn mạnh.
Trong khi đó, công ty thiết bị lọc JSC Filter tại vùng Kaluga (Nga) muốn thâm nhập và đón bắt cơ hội từ thị trường thiết bị lọc nước sinh hoạt và nước công nghiệp tại Việt Nam. “Lý do khiến chúng tôi chọn Việt Nam là các quốc gia có lợi thế bờ biển dài như Việt Nam thường có nhu cầu lớn về lọc nước biển thành nước uống và nước dùng cho sản xuất”, Giám đốc công ty JSC Filter Kadomstsev Mikhail cho biết.
Nhu cầu xử lý nước của Việt Nam là rất lớn, nhu cầu sinh hoạt của 100 triệu dân cùng với tăng trưởng mạnh mẽ của khu vực sản xuất khiến Việt Nam càng trở thành thị trường hấp dẫn, Mikhail nói thêm.
Theo bà Strozhaeva Lyubov Viktorovna, Đại diện Ủy ban Duma Quốc gia của Hội đồng Liên bang Nga về các vấn đề quốc tế, hợp tác với Việt Nam là kinh nghiệm tốt để Nga vận dụng với các nước ASEAN khác. Quan hệ hợp tác Nga-Việt không chỉ ở các dự án liên quốc gia, liên ngành về nông nghiệp, năng lượng, mà cần có những điểm mới ở các lĩnh vực như y tế, công nghệ, đổi mới sáng tạo.
Riêng về hợp tác công nghệ, đặc biệt là công nghệ cao, Nga mong muốn không chỉ hợp tác đơn thuần mà còn đẩy mạnh trao đổi thông tin, phổ biến công nghệ mới tới đông đảo người dân và giới khoa học của hai bên, bà Viktorovna nói.
Tổng kết năm 2018, Việt Nam nằm trong top 10 đối tác thương mại lớn nhất của Nga ở châu Á. Trong số các nước ASEAN, Việt Nam những năm gần đây giữ vị trí số 1 về kim ngạch thương mại với Nga, ông V.N. Kharinov, Trưởng cơ quan đại diện thương mại Liên bang Nga tại Việt Nam cho biết.
Hai bên đang nỗ lực tìm kiếm hợp tác trên các lĩnh vực mới nhằm khai thác tiềm năng trong công nghiệp, đổi mới sáng tạo, nông nghiệp, y tế.
Bà Nguyễn Khánh Ngọc, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ, Bộ Công thương cho rằng, từ sau khi Hiệp định thương mại Việt Nam – Liên minh kinh têÁ́-Âuđược ký kết, kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và Nga đã tăng trưởng khá tốt, gần 30%/năm. Tuy nhiên, theo số liệu hải quan mới công bố, kim ngạch thương mại song phương trong 10 tháng đầu năm 2019 chỉ đạt 3,8 tỷ USD, giảm 10% so với cùng kỳ năm ngoái.
Đây là dấu hiệu cho thấy Chính phủ, cộng đồng doanh nghiệp hai nước cần nỗ lực hơn nữa để thúc đẩy hợp tác thương mại và đầu tư song phương, bà Ngọc nói.
Tại Khóa họp lần thứ 22Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam-Ngavề hợp tác kinh tế-thương mại và khoa học-kỹ thuậtdiễn ra cuối tháng 10, hai bên đã thống nhất năng lượng vẫn là trụ cột trong hợp tác song phương. Trong lĩnh vực công nghiệp, Việt Nam ủng hộ Nga giới thiệu máy bay tầm ngắn và tầm trung, kỹ thuật sửa chữa đường ray và giao thông đường sắt tới thị trường Việt Nam.
Hiện Bộ Công thương đang lấy ý kiến các bộ ngành liên quan để hoàn thiện dự thảo Nghị định thư sửa đổi về hỗ trợ sản xuất phương tiện vận tải có động cơvà trình Chính phủ phê duyệt, nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp Nga lập liên doanh sản xuất ô tô tải, xe buýt tại Việt Nam. “Chúng tôi đang đẩy nhanh tiến độ để trình Chính phủ Việt Nam và hai bên có thể bắt đầu đàm phán vào cuối tháng 11”, bà Ngọc cho biết.
Diễn đàn Xúc tiến Thương mại và Đầu tư Việt - Nga được tổ chức trong khuôn khổ Triển lãm Quốc tế Việt - Nga năm 2019 diễn ra từ ngày 14-16/11 tại Hà Nội. Triển lãm thu hút khoảng 500 doanh nghiệp tham dự với 300 cuộc tiếp xúc tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư kinh doanh.
End of content
Không có tin nào tiếp theo