Facebook phải nhượng bộ để ngăn chặn tin giả bầu cử
Hơn 59% doanh nghiệp dự báo kinh doanh sẽ thuận lợi hơn / Xây dựng thương hiệu vẫn chưa được doanh nghiệp chú trọng
Hợp tác chống can thiệp bầu cử tại Châu Âu
Đài CNN cho biết, Facebook vừa công bố kế hoạch hợp tác với chính phủ Đức để triệt hạ các tài khoản giả và chống lại những thông tin không đúng sự thật trong cuộc bầu cử tại Châu Âu vào tháng 5 tới.
Sheryl Sandberg, nữ CEO của mạng xã hội lớn nhất thế giới, cho biết công ty bà sẽ hợp tác với Văn phòng Thông tin và Bảo Mật Liên Bang Đức, cùng những đối tác nghiên cứu khác để “hướng dẫn các nhà lập pháp tại Đức và trên toàn châu Âu” về những yếu tố/hành vi có thể can thiệp đến kết quả bầu cử.
Sandberg đưa ra công bố trong buổi thuyết trình tại một hội thảo kinh doanh tại Munich vào Chủ Nhật vừa qua. Bà cho biết sáng kiến này sẽ được mở rộng dựa trên kinh nghiệm mà Facebook đã từng làm với các quan chức Đức trong cuộc bầu cử Liên bang năm 2017, lúc đó Facebook đã triệt hạ “hàng chục ngàn” tài khoản giả mạo. Tuy nhiên, Facebook từ chối chia sẻ thêm bất kỳ thông tin chi tiết nào.
Người đứng đầu bộ phận quảng cáo minh bạch của công ty, Rob Leathern, cho biết Facebook sẽ áp dụng quy định mới về mua quảng cáo để “bảo vệ các cuộc bầu cử trong năm 2019, trong đó có cuộc bầu cử sắp diễn ta tại Ấn Độ tại Liên minh châu Âu. Được áp dụng thử nghiệm tại Mỹ, Anh và Brazil từ năm ngoái, các quy định mới này yêu cầu những khách hàng mua quảng cáo chính trị phải cung cấp tài liệu định danh để ngăn chặn các tài khoản ma phát tán tin đồn thất thiệt.
Tại Mỹ, người mua quảng cáo chính trị phải cung cấp cho Facebook thông tin mã số an sinh xã hội, một dạng chứng minh thư tại Mỹ.
Được biết, công dân từ 28 quốc gia thành viên Châu Âu sẽ bỏ phiếu trong cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu vào tháng 5. Cuộc tổng tuyển cử của Ấn Độ sẽ bắt đầu vào tháng Tư.
Bê bối rúng động Facebook
Trong năm 2018, “đế chế” Facebook từng bị rung chuyển vì hàng loạt bê bối liên quan đến xử lý dữ liệu người dùng cá nhân và các biện pháp bảo mật dữ liệu. Công ty cũng bị chỉ trích năng nề trong việc để mặc cho tin giả tràn ngập đợt bầu cử Mỹ trong năm 2016.
Vào tháng 11 năm ngoái, Facebook thừa nhận đã có hơn 600.000 người dùng tại Mỹ thường xuyên theo dõi tin tức từ các tài khoản giả mạo do một nhóm người Nga lập ra trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ 2018. Những tài khoản giả mạo này trước đây không hề bị phát hiện.
Hình ảnh của mạng xã hội Mỹ cũng giảm uy tín trong mắt người dùng trên khắp thế giới sau bê bối những phát ngôn gây kích động dẫn đến bạo lực tại Sri Lanka và Myanmar. Đầu não của Facebook, bao gồm Sandberg và nhà sáng lập Mark Zuckerberg, phải giải trình trước Quốc hội Mỹ và những nhà làm luật về các mối đe dọa liên bang.
Những động thái gần đây của mạng xã hội này trong việc chống lại tin giả, can thiệp bầu cử được cho là vì Facebook đang chịu sức ép rất lớn từ Chính phủ các nước. Họ cũng đang cố gắng cứu vãn hình ảnh của mình trong mắt các Chính phủ và người dùng.
“Tại Facebook, những năm qua thật sự rất khó khăn”, Sandberg chia sẻ tại sự kiện tại Đức vừa qua. “Chúng tôi biết rằng cần phải cải thiện rất nhiều điểm”.
Tại Việt Nam, đầu tháng 1/2019, Cục Phát thanh Truyền hình & Thông tin điện tử (Bộ TT&TT) cũng đã gọi tên “Quảng cáo chính trị” như là một trong những sai phạm chính của Facebook tại Việt Nam. Đây là một mối nguy hại rất lớn khi vào các dịp quan trọng của Việt Nam như đại hội Đảng, Hội nghị Trung ương,... xuất hiện rất nhiều loại quảng cáo với nội dung xuyên tạc, định hướng dư luận. Bên cạnh đó, nhiều năm trở lại đây, trên mạng xã hội xuất hiện việc "ném đá", nói xấu, bôi nhọ, cá nhân, tổ chức, cơ quan chức năng… hàng triệu video, clip bị cắt cúp, dàn dựng nhằm thông tin xuyên tạc, phản cảm, sai sự thật...
End of content
Không có tin nào tiếp theo