Hãng điện thoại Trung Quốc thống trị châu Phi
Mặc dù là một trong những nhà sản xuất điện thoại lớn nhất Trung Quốc, nhưng hãng này chưa từng bán ra chiếc điện thoại nào ở Trung Quốc. Tuy nhiên cách quê hương cả chục ngàn km, hãng này thống trị thị trường châu Phi.
Từ 15/11, Vietcombank dừng dịch vụ ngân hàng điện tử với các thuê bao điện thoại 11 số chưa đăng ký chuyển đổi / Sacombank cho khách hàng 2 tháng để chuyển đổi số điện thoại
Tại các thành phố như Lagos, Nairobi hay Addis Ababa, người ta có thể dễ dàng bắt gặp một cửa hàng bán điện thoại Tecno, mặt hàng chủ lực của hãng Transsion. Ở Trung Quốc, hãng này không có bất cứ cửa hàng giới thiệu sản phẩm nào. Trụ sở hãng, một tòa nhà ở Thâm Quyến cũng nhạt nhòa trong rừng cao ốc chọc trời ở đây với rất nhiều công ty công nghệ ở Trung Quốc.Cho dù phương Tây không hề biết đến họ, nhưng Transsion bỏ xa các hãng điện thoại danh tiếng như Samsung hay Apple ở Lục địa đen.
Công ty này thành công theo hướng khác hẳn các công ty điện thoại khác ở Trung Quốc như Huawei và Xiaomi, đều phát triển ở thị trường trong nước trước khi vươn ra nước ngoài. Transsion xây dựng đế chế của họ ở châu Phi và chưa có kế hoạch “hồi hương”.
Một cửa hàng điện thoại Tecno, hình ảnh phổ biến ở châu Phi
Ở siêu thị Edna trên đường Bole nhộn nhịp, thủ đô Addis Ababa của Ethiopia, Mesert Baru đang tạo dáng để chụp ảnh “tự sướng” với chiếc điện thoại Tecno Camon i. "Chiếc điện thoại này chụp ảnh rất thích”, cô nhân viên bán hàng 35 tuổi nói.
Sự hài lòng của cô Mesert với điện thoại Tecno không phải là không có lý.Các camera của điện thoại Tecno đã được tinh chỉnh để phù hợp với các loại nước da của người châu Phi, Arif Chowdhury, phó chủ tịch Transsion.“Camera của chúng tôi được hiệu chỉnh để phù hợp với người có da tối màu vì thế ảnh sẽ đẹp hơn”, ông nói.
Người sáng lập Transsion là George Chu đã mất gần 10 năm đi khắp châu Phi làm đại diện bán hàng cho một hãng điện thoại và ông nhận thấy bán những chiếc điện thoại thiết kế cho các nước phát triển tại châu Phi là chiến lược sai lầm.
Giữa những năm 2000, chính phủ Trung Quốc với chiến lược “ra ngoài” khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài, đặc biệt là tăng cường mối quan hệ với châu Phi, lục địa có dân số tương đương Trung Quốc. Châu Phi, nói cách khác, có thể là một thị trường Trung Quốc thứ hai.
Cho người dùng cái họ cần
Cho người dùng cái họ cần
Năm 2006, Chu mở công ty Tecno ở Nigeria, nhắm tới các nước châu Phi đông dân nhất.Lúc khởi đầu, khẩu hiệu của công ty là “nghĩ toàn cầu, hành động địa phương”, có nghĩa là sản xuất điện thoại phù hợp với nhu cầu đặc thù của người châu Phi.
“Khi chúng tôi bắt đầu làm ăn ở châu Phi, chúng tôi nhận thấy họ thường lưu nhiều simcard trong ví”, ông Chowdhury nói với CNN. Trong ngày, họ thường thay sim để gọi nội mạng, bởi cước điện thoại ngoại mạng rất đắt, theo lời Nabila Popal, chuyên gia của công ty nghiên cứu thị trường IDC. “Họ không có tiền để mua hai điện thoại”, ông Chowdhurykể , "do vậy chúng tôi cung cấp giải pháp cho họ”. Và Transsion tung ra điện thoại 2 sim. Thời điểm đó cách nay đã 10 năm, khi điện thoại 2 sim chưa phổ biến như hiện nay.
Sau đó hãng tiếp tục cải tiến các sản phẩm theo nhu cầu của người châu Phi. Hãng Transsion mở các trung tâm nghiên cứu và phát triển ở Trung Quốc, Nigeria và Kenya nhằm tìm cách đáp ứng tốt hơn nữa các nhu cầu của người dùng châu Phi/ Các ngôn ngữ địa phương như tiếng Amharic, Hausa và Swahili được tích hợp vào bàn phím, điện thoại được trang bị pin “trâu” hơn các hãng khác. “Tôi có thể cả ngày nói chuyện, lướt web, không vấn đề gì.Với điện thoại Samsung, đó là điều không thể”, cô Mesert nói.
Đây là điều rất quan trọng. Ví dụ ở Nigeria, Nam Phi hay Ethiopia, điện thường xuyên bị cắt khiến nhiều người không thể sạc điện thoại trong nhiều giờ liền. Ở những thị trường kém phát triển hơn như Cộng hòa dân chủ Congo, người dùng có thể phải đi hàng chục cây số để sạc pin điện thoại ở chợ và phải mất tiền.
Nhưng có lẽ bước đi thông minh nhất của Transsion là chuyện giá cả. Họ có ba nhãn hiệu chính: Tecno, Infinix và Itel. Hầu hết các điện thoại thông minh của hãng được bán với giá từ 15 - 200 USD (hơn 300 ngàn tới hơn 4 triệu đồng).
Mesert nói cô mua chiếc điện thoại thông minh Tecno chỉ với giá 72USD. Trong khi đó, một chiếc iPhone 7 ở chỗ cô bán hàng được bày bán với giá 906 USD và chiếc Samsung Galaxy J7 khoảng 360USD, trong khi lương tháng trung bình ở Ethiopia chỉ từ 54- 108 USD mà hầu hết cửa hàng đều không cho trả góp.
Theo Tiền phong
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Xây dựng thương hiệu quốc gia Việt Nam tiến vào kỷ nguyên xanh
Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo cần được kết nối với các quỹ ngoại
Vinamilk 16 năm liên tiếp có sản phẩm đạt thương hiệu quốc gia Việt Nam
Ba thương hiệu thuộc DNP Holding được vinh danh Thương hiệu quốc gia Việt Nam
Sao Thái Dương vinh dự đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam lần thứ 9
Đẩy mạnh phát triển giải pháp low-code tại thị trường Hàn Quốc
Cột tin quảng cáo