Hỗ trợ doanh nghiệp

Lý do hàng loạt “ông lớn” châu Âu vấp phải sự "đào thải" trong thị trường bán lẻ Việt Nam

Dưới đây là một số lý do khiến các "ông trùm” bán lẻ châu Âu phải lần lượt chấm dứt kinh doanh tại Việt Nam.

Nhiều doanh nghiệp FDI đóng thuế giảm mạnh / Chuỗi bán lẻ Auchan rút khỏi Việt Nam

Các mô hình bán lẻ nhỏ tăng trưởng ấn tượng

Theo IGD Research, thị trường cửa hàng tiện lợi và siêu thị mini tại Việt Nam đang tăng trưởng nhanh nhất châu Á với tốc độ 37%/năm.

Đã có gần 10 doanh nghiệp có chuỗi quy mô trên 100 cửa hàng. Với lợi thế len lỏi được trong các khu dân cư, người tiêu dùng dễ tiếp cận, mô hình bán lẻ nhỏ đã gây sức ép cạnh tranh lớn lên các siêu thị và đại siêu thị.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Thương mại điện tử lên ngôi

Trong khi đó, thị trường thương mại điện tử Việt Nam ngày càng phình to với doanh thu lên đến 8 tỷ USD trong năm 2018. CBRE Reasearch dự báo, tốc độ tăng trưởng của kênh bán lẻ trực tuyến online sẽ tiếp tục duy trì gấp 8 - 10 lần kênh trực tiếp offline trong những năm tới. Đẩy những doanh nghiệp siêu thị chỉ có kênh offline đối mặt với nguy cơ sụt giảm doanh thu.

Chi phí cao

Theo giới bán lẻ, ước tính chi phí mặt bằng tại TP.HCM đang cao hơn đến 20% so với thủ đô Bangkok, Thái Lan, trong khi sức mua của người Việt kém người Thái 15%. Điều này gây áp lực chi phí khá lớn cho các doanh nghiệp kinh doanh siêu thị. Đặc biệt khi mức lãi gộp cho các hàng hóa kinh doanh trong siêu thị chỉ ớ mức 5-6%.

 

Một thách thức khác là 75% hiện nay kênh bán lẻ Việt Nam vẫn là kênh truyền thống, tức các chợ và cửa hàng tạp hóa. Thực tế này buộc chính các doanh nghiệp siêu thị hiện diện trên thị trường đang phải bắt đầu hành trình tìm cách để thay đổi mô hình.

Theo vtv.vn
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm