Nhân viên 'nhắm mắt làm liều', ngân hàng mất 88 tỷ
Bà Thúy lập tức báo cáo sự việc cho lãnh đạo và Công an phường Tân Phong, Quận 7 để giải quyết. Khi cơ quan chức năng vào cuộc thì làm rõ Thọ có hành vi giả chữ ký, mạo danh khách hàng lập của Ngân hàng.
Trước đó, vào đầu năm 2016, bị cáo Thọ được bà Lê Thị Tuyết Mai (định cư ở Mỹ) nhờ quản lý tài khoản trái phiếu trị giá 3 tỷ đồng tại một công ty chứng khoán.
Từ ngày 5/2/2016 đến ngày 5/4/2016, Thọ giả chữ ký của bà Mai để lập 6 hợp đồng đề nghị công ty chứng khoán cho vay 3 tỷ đồng bằng cách thế chấp số trái phiếu trên.
Công ty chứng khoán đồng ý cho vay và giải ngân vào tài khoản của bà Mai. Thọ hướng dẫn mẹ là bà Nguyễn Thị Dung mạo danh bà Mai, gọi điện đến Ngân hàng ANZ đăng ký dịch vụ Internet Banking của tài khoản Lê Thị Tuyết Mai.
Khi đăng ký thành công, Thọ sử dụng dịch vụ này để chuyển số tiền trên vào tài khoản khác để chiếm đoạt.
Thời gian này, Thọ góp vốn kinh doanh với Nguyễn Tường Vi (sinh năm 1989), Giám đốc Công ty TNHH Dịch vụ xuất nhập khẩu nông sản Sài Gòn.
Ðối tượng đã giả mạo chữ ký, làm giả hồ sơ vay của nhiều khách hàng có tài khoản tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng, rồi nhờ người thân quen lập tài khoản đồng sở hữu. Khi ngân hàng giải ngân tiền vào tài khoản đồng sở hữu, Thọ chiếm đoạt số tiền 88,3 tỷ đồng.
Ðầu tháng 11/2019, Thọ bị xử phạt mức án chung thân về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Ngân hàng là ngành nghề hoạt động có điều kiện. Mọi nghiệp vụ đều thực hiện theo quy trình nghiêm ngặt, quy định nội bộ và văn bản luật liên quan.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy, quy trình dù chặt chẽ đến đâu cũng có lỗ hổng, khiến nhiều cán bộ ngân hàng bỏ qua đạo đức nghề nghiệp mà “nhắm mắt làm liều”.
Trong vụ việc này, ANZ quy định, đối với khách hàng cũ không bắt buộc phải ký tại Ngân hàng khi giao dịch. Một số cán bộ thừa nhận, khi Thọ đưa hồ sơ vay yêu cầu kiểm tra, họ dựa trên chữ ký mẫu lưu trong dữ liệu hệ thống để đối chiếu. Vì các chữ ký trùng khớp nên các nhân viên này đã đóng dấu và ký tên xác nhận đúng.
Ở một trường hợp khác, thông thường, khi ngân hàng áp dụng phần mềm quản lý Core Banking T24, thì cũng đồng thời lập tổ kiểm quỹ theo quy trình kiểm tra nghiêm ngặt vào cuối ngày.
Tuy nhiên, Nguyễn Trần Trung Kiên (sinh năm 1988, ở Ðồng Nai), cựu thủ quỹ Phòng giao dịch Gia Kiệm - Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) đã lợi dụng vị trí được giao và sơ hở của phần mềm này là vẫn cho điều chỉnh đăng ký ký quỹ (xuất tiền, nhập tiền) để chiếm đoạt hơn 4,6 tỷ đồng.
Thực tế, nếu như những rủi ro về lỗ hổng công nghệ có thể “vá víu” bằng cách thay đổi, nâng cấp phần mềm… thì rủi ro về con người khiến các nhà băng “đau đầu” hơn cả.
Ngân hàng là ngành nghề hoạt động có điều kiện. Mọi nghiệp vụ đều thực hiện theo quy trình nghiêm ngặt, quy định nội bộ và văn bản luật liên quan.
Trong phần lớn các vụ việc, ngân hàng chỉ phát hiện thất thoát tiền khi thanh, kiểm tra theo định kỳ, hoặc khi khách hàng khiếu nại, tố cáo, mà ít khi nhận thấy lỗ hổng rò rỉ từ sự lơ là, thiếu trách nhiệm của một số khâu trong quy trình hoạt động.
Ðơn cử, trong vụ việc của Nguyễn Trần Trung Kiên, cơ quan điều tra xác định một số cá nhân thiếu trách nhiệm trong việc kiểm tra bảo đảm an toàn kho quỹ, kiểm đếm tồn quỹ cuối ngày, dẫn đến thâm hụt quỹ trong gần 1 năm (từ ngày 13/4/2016 đến ngày 23/1/2017).
Nhưng vì là ngân hàng thương mại cổ phần, tài sản bị chiếm đoạt không phải là tài sản nhà nước, các nhân viên không phải là cán bộ công chức, viên chức, nên hành vi trên không đủ cấu thành tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.
Nhìn lại những vụ việc xảy ra thời gian qua, nhiều chuyên gia cho rằng, để bịt các lỗ hổng trong hoạt động, các ngân hàng cần tăng cường sự kiểm soát chéo giữa các bộ phận, luân chuyển cán bộ, thường xuyên kiểm tra, rà soát hệ thống, từ đó đảm bảo các quy định, quy trình được tuân thủ một cách nghiêm ngặt, giúp kịp thời ngăn chặn hậu quả và tránh thất thoát tài sản.
End of content
Không có tin nào tiếp theo