Hỗ trợ doanh nghiệp

Startup tại Việt Nam có thể "chết yểu" vì thiếu nguồn nhân lực tốt

78% nguồn nhân lực chưa qua đào tạo, lao động làm nghề giản đơn chiếm gần 40% dẫn đến nhiều hệ lụy như năng suất lao động thấp, năng lực cạnh tranh yếu.

Vinhomes ra mắt “thành phố thể thao” VinCity Sportia / Yên tâm vì đình chiến thương mại, DN Trung Quốc trì hoãn chuyển sang Việt Nam

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Thống kê trên do Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương công bố.

Đó là mặt bằng chung, còn riêng nguồn nhân lực công nghệ có chuyên môn, đại diện một doanh nghiệp gốc nước ngoài từng chia sẻ, có quá nhiều nhân sự Việt Nam chỉ ở mức trung bình. Điều đó đã khiến họ lâm vào cảnh tuyển người Việt không được mà tuyển người nước ngoài cũng không xong hay tệ hơn là phải tạm dừng hoạt động.

Một doanh nghiệp công nghệ tài chính fintech vừa phải tạm ngừng hoạt động sau gần 2 năm vào thị trường Việt Nam, một trong những nguyên nhân chính là việc tuyển dụng nhân sự. Thời gian đầu do không tìm được nhân sự Việt Nam phù hợp để làm quản lý, công ty phải thuê chuyên gia nước ngoài nhưng chi phí cao mà lại không hiệu quả vì họ không hiểu được tính địa phương của thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, khi chuyển sang thuê chuyên gia trong nước, vấn đề lại càng lớn hơn.

Hơn 90% các dự án khởi nghiệp trên toàn thế giới thất bại vì nhiều lý do. Với Việt Nam, điểm yếu về nguồn nhân lực có thể thêm vào lý do khiến startup thất bại, "chết yểu".

 

Theo góc nhìn của top 30 nhà đầu tư mạo hiểm hàng đầu thế giới, Jon Lonsdale, việc giữ chân nhân tài còn là yếu tố quan trọng nhất quyết định sự sống còn của các công ty công nghệ.

Nhân tài trở về từ nước ngoài là tài sản lớn cho khởi nghiệp tại Việt Nam. Cũng trong buổi phỏng vấn với nhà đầu tư danh tiếng Joe Lonsdale, ông này có nhận xét, nhân tài trở về từ nước ngoài là tài sản lớn cho Việt Nam để thực hiện cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Lý do vì những người này với kinh nghiệm từ những cái nôi công nghệ của thế giới như Mỹ, Anh, Australia… khi trở về sẽ biết cách làm thế nào để xây dựng những công ty công nghệ hàng đầu cho Việt Nam.

Đây có thể là một gợi ý nhưng còn đòi hỏi rất nhiều những giải pháp quyết liệt khác từ phía Chính phủ và cả hệ sinh thái khởi nghiệp công nghệ để nguồn nhân lực Việt Nam thực sự sẵn sàng cho cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 chứ không chỉ ở hạng 70/100 như đánh giá hiện nay của Diễn đàn Kinh tế thế giới.

Theo vtv.vn
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm