Hỗ trợ doanh nghiệp

Thanh Hóa: Thủy điện Cẩm Thủy 1 tích nước, nhấn chìm tài sản doanh nghiệp khác

Chưa thực hiện xong công tác giải phóng mặt bằng (GPMB), Dự án thủy điện Cẩm Thủy 1 đã thực hiện tích nước. Hậu quả là tài sản hàng chục tỉ đồng của doanh nghiệp khác bị nhận chìm trong biển nước.

Doanh nghiệp khó vay vốn ngân hàng: Lỗi của "3 nhà" / Môi trường kinh doanh hay chính quyền hành doanh nghiệp?

Gần một tuần nay hàng chục ôtô, xe máy công trình của Cty TNHH Thái Dương 68 bị nhấn chìm trong lòng hồ thủy điện Cẩm Thủy 1. Cảnh tượng tài sản của doanh nghiệp bị nhấn chìm trong nước khiến cho bất kỳ ai chứng kiến cũng phải ngán ngẩm về môi trường đầu tư của tỉnh Thanh Hóa!

Dự án thủy điện Cẩm Thủy 1 được xây dựng tại xã Cẩm Bình và xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy (Thanh Hóa) do Cty CP đầu tư xây dựng hạ tầng và giao thông (Intracom, có trụ sở tại quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) làm chủ đầu tư. Dự án có công suất 28,8 MW với tổng vốn đầu tư được phê duyệt là trên 1,3 nghìn tỷ đồng.Nhà máy thủy điện Cẩm Thủy 1 bắt đầu tích nước từ ngày 23/11.

Nhà máy thủy điện Cẩm Thủy 1 bắt đầu tích nước từ ngày 23/11.

Theo xác nhận của chủ đầu tư Dự án thủy điện Cẩm Thủy 1, bắt đầu từ ngày 23/11/2018, nhà máy thủy điện Cẩm Thủy 1 bắt đầu tích nước. Theo Intracom, việc tích nước lòng hồ là theo quyết định của UBND tỉnh Thanh Hóa.

Trong khi đó, ông Phương Văn Kể - đại diện Cty Thái Dương 68 khẳng định với PV Doanh nghiệp Việt Nam: “Hành động đóng cửa đập, tích nước khi chưa đền bù giải phóng mặt bằng (GPMB), không thông báo cho Cty Thái Dương 68. Như vậy, chủ đầu tư thủy điện Cẩm Thủy 1 rõ ràng là hành vi cố ý hủy hoại tài sản, coi thường tính mạng của người dân, là hành vi vi phạm pháp luật”.

 

Theo tìm hiểu của phóng viên, Cty Thái Dương 68 (tên trước đây là Cty TNHH MTV Thái Dương) được UBND tỉnh Thanh Hóa cấp Giấy chứng nhận đầu tư Dự án khai thác mỏ cát số 121 tại xã Cẩm Thành, huyện Cẩm Thủy từ ngày 18/7/2014. Dự án này được phép sử dụng hơn 74 nghìn mét vuông đất, thời gian hoạt động là 10 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đầu tư.Tài sản của Cty Thái Dương 68 bị nhận chìm trong lòng hồ thủy điện.

Tài sản của Cty Thái Dương 68 bị nhận chìm trong lòng hồ thủy điện.

Ông Phương Văn Kể cho biết: “Hội đồng bồi thường hỗ trợ GPMB huyện Cẩm Thủy đã kiểm kê tài sản tại khu vực mỏ cát 121 cả Cty Thái Dương 68. Qua hai buổi làm việc vào các ngày 23/8 và 21/9/2018, Cty Thái Dương không nhất trí với phương án đền bù và đã có đơn lần 1, lần 2 đề nghị được đền bù thích đáng, đúng pháp luật gửi UBND tỉnh Thanh Hóa, UBND huyện Cẩm Thủy… Đến nay đã hơn 2 tháng, Cty Thái Dương 68 không nhận được bất cứ văn bản trả lời nào của UBND tỉnh Thanh Hóa cũng như các cơ quan liên quan”.

 

Trong khi chưa có công văn giải quyết khiếu nại của chính quyền, việc tích nước của Dự án thủy điện Cẩm Thủy 1 đã khiến hoạt động sản xuất kinh doanh của Cty Thái Dương 68 tê liệt, hàng chục thiết bị, máy móc, xe máy công trình… trị giá cả chục tỉ đồng bị nhận chìm trong nước.

Theo tìm hiểu của phóng viên, trong chuyến công tác kiểm tra tình hình thi công dự án vào tháng 5/2018, ông Lê Anh Tuấn - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã đưa ra kết luận, chủ đầu tư Dự án thủy điện Cẩm Thủy 1 chưa xây dựng phương án phòng chống lụt bão; phương án vận hành hồ chứa chưa được Bộ Công Thương duyệt. Phương án phòng chống lụt bão vùng hạ du cũng chưa được UBND tỉnh Thanh Hóa phê duyệt, ngoài ra, chủ đầu tư còn chưa thực hiện xong việc nghiệm thu, kiểm định chất lượng công trình nên không đủ điều kiện để cho phép tích nước.

Về công tác GPMB 400 ha lòng hồ thủy điện Cẩm Thủy 1, Phó chủ tịch UBND tỉnh Lê Anh Tuấn yêu cầu, huyện Cẩm Thủy rà soát các điểm vướng mắc sớm bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư. Đồng thời, giao Sở Tài nguyên và Môi trường tham mưu phương án bồi thường giải phóng mặt bằng tại mỏ cát nằm trong lòng hồ.

Theo báo cáo của UBND huyện Cẩm Thủy, tính đến tháng 5/2018 ngoài 29 hộ dân thuộc 4 xã Cẩm Thành, Cẩm Bình, Cẩm Lương, Cẩm Thạch chưa được bồi thường và di dời, tại xã Cẩm Thành, còn có mỏ cát số 121 của Cty Thái Dương 68 do trước đó UBND tỉnh Thanh Hóa cấp giấy phép khai thác mỏ cát này. Đây là vị trí nằm trong khu vực lòng hồ thủy điện đã được Sở Công Thương xác định ranh giới và UBND huyện đã có thông báo thu hồi đất.

Đến tháng 5/2017, UBND tỉnh Thanh Hóa có công văn chỉ đạo UBND huyện thu hồi đất thuộc mỏ cát 121, nhưng hiện Cty TNHH Thái Dương yêu cầu bồi thường máy móc, thiết bị khai thác cát, sỏi hoặc cấp vị trí mỏ mới cho công ty, nên việc giải phóng mặt bằng đang gặp nhiều khó khăn. UBND huyện Cẩm Thủy đã nhiều lần kiến nghị lên cấp trên nhưng vẫn chưa được giải quyết.Cty Thái Dương 68 cho rằng thủy điện chỉ được tích nước khi đã giải quyết xong vấn đề đền bù, giải phóng mặt bằng.

 

Cty Thái Dương 68 cho rằng thủy điện chỉ được tích nước khi đã giải quyết xong vấn đề đền bù, giải phóng mặt bằng.

Vấn đề đặt ra hiện nay là hai dự án Thủy điện Cẩm Thủy 1 và Mỏ cát 121 đều được UBND tỉnh Thanh Hóa cấp Giấy chứng nhận đầu, đều có giá trị pháp lý như nhau. Vậy căn cứ vào đâu UBND tỉnh Thanh Hóa thu hồi dự án cả của Cty Thái Dương 68 để giao cho chủ đầu tư Dự án thủy điện Cẩm Thủy 1?.

Theo khẳng định của đại diện Cty Thái Dương 68: “Nhà máy thủy điện Cẩm Thủy 1 có công suất thiết kế 28,8 MW là thủy điện nhỏ, chỉ đơn thuần sản xuất điện vì mục đích thương mại phục vụ một nhóm lợi ích là các cổ đông cả Cty Intracom. Vì vậy việc GPMB dự án mỏ 121 của Cty Thái Dương 68 phải thực hiện theo nguyên tắc thỏa thuận, đảm bảo quyền lợi của các bên”.

 

Đỗ Văn
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm