Hỗ trợ doanh nghiệp

Thị trường giao đồ ăn: Doanh nghiệp nội đang ở đâu?

Tại Việt Nam, thị trường giao đồ ăn (Food Delivery) hiện đang là sân chơi của 4 tay chơi chủ chốt là Grab, Gojek, Now, Beamin. Tuy nhiên, gần đây sự gia nhập của các doanh nghiệp nội là VinID và Tiki được đánh giá là sẽ chia lại thị phần của “miếng bánh” tiềm năng này.

Vingroup nói gì về việc bán Vinmec và Vinschool? / Tiết lộ 3 lợi ích của các khóa học seo không thể bỏ qua VietMoz

Theo khảo sát của Kantar TNS, GrabFood đang là ứng dụng gọi món phổ biến nhất tại 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP.HCM, chiếm khoảng 68% đơn hàng. Tốc độ tăng trưởng bình quân của ứng dụng này đạt 197%/năm trong giai đoạn 2016-2018. Đứng ở vị trí thứ 2 là Now, tiếp đó là Gojeck và Beamin.

Trong khi so với khu vực, quy mô thị trường Food Delivery hiện nay của nước ta còn rất nhỏ, chỉ chiếm 0,3% thị phần thế giới. Dự kiến năm 2020, quy mô tăng trưởng thị trường này tại Việt Nam sẽ đạt khoảng giá trị 38 triệu USD và duy trì mức tăng trưởng bình quân 11% trong 5 năm tới.

Lợi thế của “tân binh”

Chính vì quy mô thị trường tại Việt Nam rất bé nên lĩnh vực giao thức ăn nhanh được xem là một thị trường “vàng” nhiều sức hút đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Bởi hiện nay, nhịp sống tất bật và sự phát triển của làn sóng đô thị hiện đại đã dẫn đến những thay đổi đáng kể trong thói quen ăn uống của nhiều người dân.

giao-do-an-truc-tuyen-4977-1599654613.jp

Giao đồ ăn được đánh giá là thị trường "vàng" của nhiều doanh nghiệp công nghệ.

Tất nhiên, Tiki và VinID cũng đã nhận ra được điều này khi kịp thời lấn sân sang mảng Food Delivery với sản phẩm “mở hàng” đến The Coffee House – thương hiệu F&B không xuất hiện trên GrabFood hay Now.

The Coffee House hiện bán 59 loại sản phẩm đồ uống và bánh trung thu trên Tiki Ngon được áp dụng tại cả TP.HCM và Hà Nội. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng với việc chỉ bắt tay riêng với The Coffee House thì Tiki chỉ mới đang “dò đường” trong mảng Food.

Đối với VinID, “tay chơi” này tỏ ra quyết liệt hơn khi bên cạnh The Coffee House còn cung cấp thêm dịch vụ ăn uống, với những thương hiệu quen thuộc như Highlands Coffee, Starbucks, The Alley,... cùng với đó là phát triển ứng dụng Đi Chợ đã được hình thành và phát triển trong giai đoạn dịch bệnh bùng phát.

Thực tế với thị phần hiện nay, Grab Food, Now và Gojeck đang tạo được thế “kiềng 3 chân” trong lĩnh vực Food Delivery, trong khi đó, đây lại là thị trường không phân mảnh nên việc chiếm lĩnh thị phần của các công ty mới được đánh giá là vô cùng khó khăn.

Theo khảo sát của GCOMM được thực hiện trên 600 khách hàng tại TP.HCM và Hà Nội, tốc độ giao hàng nhanh chính là yếu tố quan trọng nhất để người dùng quyết định sử dụng dịch vụ gọi món trực tuyến.

 

Và dù mới chỉ gia nhập thị trường nhưng VinID và Tiki đã nhận được khá nhiều lời khen từ người tiêu dùng về tốc độ giao hàng.

Chị Thanh hằng – nhân viên ngân hàng tên phố Nguyễn Chí Thanh cho biết “tôi khá bất ngờ bởi vừa đặt một ly trà đào cam sả tại The Coffee House trên Tiki mà chỉ chưa đầy 20 phút sau đã nhận được điện thoại xuống nhận đồ của nhân viên giao hàng”.

Trong khi đó, VinID lại ghi điểm với dịch vụ giao hàng tận nhà cho các cư dân thuộc các dự án nhà ở của Vinhomes. Theo đánh giá của giới chuyên gia, chỉ tính riêng lượng cư dân của các Vinhomes, VinID đã có thể có một thị phần khá lớn trong thị trường Food Delivery.

Làm sao để trụ vững?

Sẽ là quá sớm để đánh giá rằng hai “tân binh” nội là VinID và Tiki có thể khiến các “ông lớn” phải chia sẻ “miếng bánh” thị phần bởi trước đó đã có khá nhiều chiến binh thất thủ trong cuộc chiến này.

 

Có thể kể đến như Lala phải nói lời chia tay với người dùng sau 1 năm “thách đấu”, còn Vietnammm.com phải chọn cách “bán mình” cho Woowa Brothers - "kỳ lân" sở hữu nền tảng giao món ăn lớn nhất Hàn Quốc vào đầu năm ngoái (2019)…. Thách thức đặt ra lúc này cho các “tân binh” đó chính là làm sao để trụ vững?

Quay trở lại với câu chuyện tốc độ giao món là yếu tố hàng đầu để chinh phục người tiêu dùng, ông Lê Minh Phương - Giám đốc bộ phận Nghiên cứu Thị trường của GCOMM nhận định, dịch vụ nào có đội ngũ tài xế đông đảo nhất sẽ chiếm lợi thế.

Trên thị trường giao thức ăn trực tuyến hiện nay, có thể phân thành hai nhóm ứng dụng chính. Nhóm thứ nhất là các ứng dụng chỉ chuyên về giao đồ ăn như Now, nhóm còn lại là các ứng dụng gọi xe có thêm dịch vụ giao đồ ăn như Grab và Gojek.

Về số lượng nhân viên giao hàng, hai ứng dụng đặt xe Grab và Gojek có lợi thế hơn các đối thủ còn lại với lực lượng tài xế xe 2 bánh hùng hậu có sẵn thay vì phải tự phát triển đội ngũ shipper.

Bên cạnh đội ngũ hùng hậu, mạng lưới đối tác là các quán ăn cũng là một yếu tố không thể thiếu để đảm bảo được tốc độ. Bởi lẽ, với những quán ăn đã hợp tác chính thức, khi người dùng đặt món, cửa hàng sẽ nhận được đơn hàng của khách hàng và chế biến trước giúp tiết kiệm thời gian giao hàng.

 

Trong khi đó, với những quán ăn không liên kết với ứng dụng, tài xế sẽ đóng vai trò mua hộ như một khách hàng bình thường và mất thêm thời gian chờ nhận món tại cửa hàng.

Do vậy, bên cạnh việc đáp ứng được hai yếu tố trên, các “tân binh” nội cần chuẩn bị cho mình một tiềm lực đủ mạnh bởi suy cho cùng, “cuộc chiến” trên thị trường gọi đồ ăn trực tuyến tại Việt Nam hiện nay vẫn là “đốt tiền” và thậm chí còn hơn cả mảng gọi xe vì nguồn thu phí dịch vụ trên mỗi đơn hàng thấp hơn, số lượng "cuốc" cũng ít hơn, phạm vi triển khai dịch vụ cũng hẹp hơn…

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm