Hỗ trợ doanh nghiệp

TP.HCM: Tăng cường giải quyết khó khăn của doanh nghiệp

DNVN - Với mong muốn doanh nghiệp tiếp tục phát triển trong thời gian tới, UBND TP.HCM sẽ tăng cường đối thoại, lắng nghe và giải quyết các kiến nghị, khó khăn của doanh nghiệp.

Theo đó, nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển trong thời gian tới, UBND TP sẽ tăng cường đối thoại, lắng nghe và giải quyết các kiến nghị, khó khăn của doanh nghiệp. Khuyến khích doanh nghiệp đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm.

Đồng thời, thành phố sẽ đơn giản hóa các thủ tục hành chính, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong các thủ tục hành chính và cải thiện năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

Ngoài ra, UBND TP sẽ xử lý nghiêm những cá nhân, cơ quan, đơn vị có những hành vi, thái độ gây khó khăn, nhũng nhiễu cho doanh nghiệp, tổ chức và công dân.

Đối với việc cải cách thủ tục hành chính, UBND TP sẽ chú trọng đơn giản hóa thủ tục hành chính và hoàn thiện danh mục, cơ sở dữ liệu về thủ tục hành chính.

Thời gian qua, chính quyền TP.HCM thường xuyên tổ chức các buổi đối thoại để lắng nghe, giải quyết khó khăn của doanh nghiệp.

Thời gian qua, chính quyền TP.HCM thường xuyên tổ chức các buổi đối thoại để lắng nghe, giải quyết khó khăn của doanh nghiệp.

Thực hiện có hiệu quả cơ chế một cửa, một cửa liên thông, một cửa điện tử; triển khai thực hiện liên thông thủ tục hành chính điện tử đối với lĩnh vực xây dựng, đất đai, dịch vụ công thuộc lĩnh vực y tế, giáo dục; đẩy mạnh các giải pháp khuyến khích người dân thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4.

Bên cạnh đó, thành phố cũng sẽ tạo môi trường thuận lợi và khuyến khích đầu tư vào những ngành, những lĩnh vực kinh tế có lợi thế so sánh, có tiềm năng phát triển nhanh, bền vững, gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng và nâng cao chất lượng hiệu quả, sức cạnh tranh để thu hút đầu tư trong và ngoài nước, chú trọng sử dụng công nghệ cao, công nghệ sạch và bảo vệ môi trường.

Bổ sung các chính sách hỗ trợ để doanh nghiệp trở thành chủ thể chính của thị trường khoa học và công nghệ, tích cực đầu tư cho hoạt động nghiên cứu, phát triển phần mềm, nâng cao năng lực quản trị sản xuất kinh doanh, nâng cao tỷ trọng các yếu tố năng suất tổng hợp (TFP) đóng góp vào tăng trưởng kinh tế…

Chia sẻ với báo chí, ông Nguyễn Văn Lâm - Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH TP.HCM cho biết số doanh nghiệp đã xây dựng quy chế đối thoại và tổ chức đối thoại tại nơi làm việc ngày càng tăng.

 

Năm 2013 có 3.569 doanh nghiệp thì đến nay đã có 12.209 doanh nghiệp tổ chức đối thoại tại nơi làm việc, đạt tỉ lệ 71,6%. Các vụ đình công có xu hướng giảm dần, năm 2013 toàn thành phố có 97 vụ đình công nhưng đến năm 2018 chỉ còn 25 vụ.

Tuy nhiên, ông Lâm cũng nhìn nhận việc tổ chức thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc còn nhiều hạn chế, tỉ lệ doanh nghiệp tổ chức đối thoại định kỳ còn thấp, chưa đồng đều, chủ yếu ở những doanh nghiệp có tổ chức công đoàn và tập trung ở loại hình doanh nghiệp nhà nước.

Văn Đức
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo