TPHCM: Kẹt xe 'kìm hãm' sự phát triển của doanh nghiệp vận tải
Clip: Doanh nghiệp cần áp dụng công cụ cải tiến nâng cao NSCL như thế nào? / Áp dụng tư duy quản trị mới là điều vô cùng cần thiết đối với doanh nghiệp
Doanh nghiệp 'ngồi trên đống lửa'
Do tình trạng kẹt xe thường xuyên diễn ra nên những đơn hàng vào khung giờ cao điểm ở các cung đường Cộng Hòa, Trường Chinh, Tân Kỳ Tân Quý... luôn là nỗi ám ảnh của nhiều doanh nghiệp vận tải (DNVT).
Anh Nguyễn Công Thành - tài xế vận chuyển hàng hóa của Công ty CP Nguyễn Ngọc, cho biết theo lịch mỗi ngày lô hàng mà công ty giao cho anh vận chuyển đến khách hàng ở Q.7 chậm nhất 17h. Thế nhưng mỗi lần đến điểm hẹn thì xe của anh vẫn luôn muộn ít nhất 30 phút. Mặc dù anh đã dự trù thời gian kẹt xe khoảng 40 phút mỗi chuyến.
Theo anh Thành, việc thường xuyên giao hàng đến đối tác trễ giờ đã ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín của riêng anh và của công ty. Tuyến đường thẳng từ công ty anh đến nơi giao hàng thường xuyên xảy ra kẹt xe kéo dài vào giờ cao điểm, để tránh kẹt xe anh phải chuyển hướng xe đi đường vòng nên phải cộng thêm khoản phí xăng hao tổn cho mỗi chuyến hàng.
Vấn nạn kẹt xe thường xuyên khiến nhiều doanh nghiệp vận tải giảm doanh thu và tồn hàng (Ảnh: TL)
Tương tự, anh Nguyễn Văn Đông - nhân viên của Công ty vận tải Cường Phát, cho biết nhằm tránh giờ kẹt xe và giao hàng kịp giờ cho khách hành để giữ uy tín của công ty anh thường dự trù chạy xe trước nhiều giờ để tránh giờ cao điểm kẹt xe. Việc kẹt xe cũng làm tăng thêm chi phí xăng dầu cho mỗi chuyến hàng, việc phí tăng thêm này công ty anh phải gánh chịu.
Anh Trần Thiện Tân - quản lý Công ty TNHH vận tải Thiên Anh (Q.Gò Vấp) cho hay, việc kẹt xe ở TP.HCM kéo dài nhiều năm qua đã ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình kinh doanh của công ty. Vào những ngày cao điểm kẹt xe, hàng hóa không chỉ tồn kho mà doanh thu của công ty còn giảm hơn 10%.
Để đối phó với tình trạng kẹt xe, công ty anh thường thay đổi giờ vận chuyển, đảm bảo hàng hóa được giao đến đúng giờ. Tình trạng kẹt xe ở TP.HCM đã trực tiếp tác động đến doanh thu của công ty anh khi phải tăng thêm chi phí xăng dầu, và việc phải thay đổi giờ vận chuyển hàng hóa cũng làm tăng thêm chi phí vận chuyển.
"Để hạn chế chi phí lỗ, chúng tôi phải cắt giảm số lượng nhân sự, xe tải mà vẫn lao đao trong vòng xoáy các loại phí đường bộ. Phí thì đóng đầy đủ, những đổi lại mỗi lần xe của công ty chạy trong địa bàn thành phố đều kẹt. Chuyện trễ giao hàng là chuyện sảy ra như cơm bữa đối với doanh nghiệp vận tải như chúng tôi", ông Tân nói.
Ông Tân tạm tính, nếu tình trạng ùn ứ, kẹt xe diễn ra trung bình khoảng 1 giờ đồng hồ thì một phương tiện vận tải phải tốn thêm 5 lít dầu. TP.HCM hiện có hơn 40.000 phương tiện vận tải hàng hóa hoạt động. Như vậy, chỉ riêng phần nhiêu liệu mất thêm 2 tỷ đồng mỗi ngày.
Giảm nguồn thu ngân sách thành phố
Theo Sở Tài chính TP.HCM, hiện nay nhiều doanh nghiệp không còn xuất nhập hàng tại cảng của thành phố đưa về những cảng ở các tỉnh thành xung quanh như Phước Long, Phú Hữu, Cát Lái... nguyên nhân là do hạ tầng giao thông nơi đây kém và thường diễn ra ùn ứ. Chính điều này đã khiến nguồn thu ngân sách của thành phố ít nhiều bị ảnh hưởng.
Như vậy, tình trạng kẹt xe không chỉ tác động trực tiếp lên doanh nghiệp vận tải mà ở tầm lớn hơn, kẹt xe đang tác động không hề nhỏ tới sự phát triển của kinh tế TP.HCM. Theo định hướng, năm 2018, mỗi ngày TP.HCM phải phấn đấu thu ngân sách 1.200 tỉ đồng, trong khi đó, trung bình mỗi giờ kẹt xe thành phố phải chịu thiệt hơn 2 tỉ đồng.
Để cải thiện tình trạng giao thông ở TP.HCM, nhiều giải pháp được đưa ra như xây dựng thêm nhiều cầu vượt, mở rộng đường nhưng tình trạng kẹt xe không mấy khả quan bởi hầu xử lý hết điểm kẹt này lại xuất hiện điểm kẹt khác.
Nhiều doanh nghiệp không còn xuất nhập hàng tại cảng của thành phố vì giao thông thường xãy ra ùn ứ (Ảnh: TL)
Theo chuyên gia kinh tế Lê Bá Chí Nhân, ở nước ngoài hạ tầng giao thông phải đi trước phát triển đô thị, nhưng chúng ta lại làm ngược lại, cấp phép đầu tư dự án xây nhà ở xong mới lo làm cầu đường. Trong khi cầu đường thì lại làm quá chậm.
Ngoài ra, đô thị vệ tinh ở TP.HCM phát triển cũng không đồng bộ, chỉ lo phát triển nhà ở mà “quên” phát triển tiện ích xung quanh như: trường học, bệnh viện, dịch vụ ngành nghề đi kèm để tạo công ăn việc làm và phục vụ cho cư dân.
“Rất nhiều dự án phát triển nhà ở quy hoạch đầy đủ các tiện ích trên, nhưng khi bán nhà xong là rút đi, không thèm đầu tư. Hệ quả, cư dân sống ở đô thị vệ tinh nhưng công ăn việc làm, vui chơi giải trí…thì họ phải tìm vào nội thành và góp phần vào việc kẹt xe, ùn tắc”, ông Nhân nhìn nhận.
Theo số liệu từ Sở GTVT TP.HCM, hiện nay quỹ đất dành cho giao thông trên địa bàn thành phố rất thấp. Tính đến tháng 9/2017, tổng chiều dài các tuyến đường hơn 4.200 km. Tỷ lệ đất giao thông trên đất xây dựng đô thị đạt 8,73% (theo quy hoạch là 22,3%). Diện tích đất dành cho giao thông khoảng 7.987 ha (theo quy hoạch là 22.305 ha). Sở GTVT cho biết thêm, tình trạng ùn ứ giao thông trên địa bàn TP nhìn chung còn diễn ra thường xuyên trên các tuyến đường trọng điểm vào khung giờ cao điểm, các tuyến đường ra vào kho bãi, cảng hàng hoá, sân bay, trường học, bệnh viện. Theo thống kê, trên địa bàn TP có 37 điểm nguy cơ ùng tắt giao thông thường xuyên. |
End of content
Không có tin nào tiếp theo