Hỗ trợ doanh nghiệp

Trọng tài thương mại - 'cứu tinh' cho tranh chấp của doanh nghiệp

DNVN - Hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam đang có xu hướng giảm lựa chọn sử dụng tòa án để giải quyết các tranh chấp của mình và sử dụng các phương thức thay thế khác, trong đó lựa chọn được dùng nhiều là trọng tài thương mại.

Ngắm vườn hoa cúc bán Tết lớn nhất phố núi Sơn La / Tiết lộ bất ngờ về những chiếc áo giáp trong phim Tam quốc diễn nghĩa 1994

Thông tin trên được Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC) cho biết tại buổi tọa đàm "Trọng tài và báo chí" vừa diễn ra ở TP.HCM.

Theo Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC), Trung Quốc, Hoa Kỳ, Singapore… là những quốc gia có số lượt doanh nghiệp tham gia giải quyết tranh chấp nhiều nhất tại VIAC từ năm 2017 đến nay. Bởi thực tế, trọng tài thương mại đang là xu hướng được các doanh nghiệp, tập đoàn trên thế giới lựa chọn để giải quyết các tranh chấp về thương mại.

Đối với nước ta, phương thức giải quyết tranh chấp này cũng đang được nhiều doanh nghiệp quan tâm, đồng thời cho thấy đây là nhu cầu thực tế của doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập.

Tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng trọng tài thương mại để giải quyết tranh ngày càng tăng

Tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng trọng tài thương mại để giải quyết tranh ngày càng tăng

Ông Vũ Ánh Dương - Phó Chủ tịch thường trực kiêm Tổng Thư ký Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) cho biết, năm 2018 VIAC đã làm việc và tiếp nhận 180 vụ tranh chấp, cao gấp 1,5 lần so với năm 2017 (chỉ 150 vụ), tổng trị giá tranh chấp 9.400 tỷ đồng.

Theo ông Dương, có thể kể đến trên 60 quốc gia và 50 tỉnh, thành tại Việt Nam có doanh nghiệp là các bên tranh chấp tại VIAC. Theo thống kê cho thấy, thời gian trung bình giải quyết một vụ tranh chấp tại VIAC là 150 ngày; chỉ 1% phán quyết trọng tài bị hủy trong vòng 5 năm qua.

"Trong thời gian qua, VIAC đã giải quyết các vụ tranh chấp liên quan đến các ngành nghề ở nhiều lĩnh vực như thương mại, đầu tư, mua bán hàng hóa, vận tải, bảo hiểm, xây dựng, tài chính, tín dụng ngân hàng, sản phẩm, dịch vụ…

Số vụ tranh chấp giữa doanh nghiệp Việt Nam với doanh nghiệp nước ngoài, tương đồng với các quốc gia có hoạt động đầu tư, thương mại lớn tại thị trường Việt Nam được giải quyết thành công. Qua đó lấy lại niềm tin và là chỗ dựa về công lý của cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước", ông Vũ Ánh Dương cho biết.

 

cộng đồng doanh nghiệp cần hiểu đúng và vai trò quan trọng của trọng tài và hòa giải thương mại, trong xu hướng xã hội hóa hoạt động tư pháp theo chủ trương của Nhà nước

Cộng đồng doanh nghiệp cần hiểu đúng về vai trò quan trọng của trọng tài thương mại, trong xu hướng xã hội hóa hoạt động tư pháp theo chủ trương của Nhà nước

Để cung cấp dịch vụ hòa giải thương mại theo Nghị định 22/2017/NĐ-CP của Chính phủ. Trong năm 2018, VIAC đã thành lập Trung tâm Hòa giải Việt Nam (VMC) - trung tâm hòa giải đầu tiên tại Việt Nam.

Ông Dương cho rằng, trong thời gian tới VIAC sẽ không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động của mình để đưa đến cho cộng đồng doanh nghiệp những phương thức giải quyết tranh chấp thương mại thân thiện, minh bạch và hiệu quả nhất. "Do đó, cộng đồng doanh nghiệp cần hiểu đúng về vai trò quan trọng của trọng tài và hòa giải thương mại, trong xu hướng xã hội hóa hoạt động tư pháp theo chủ trương của Nhà nước", ông Dương cho hay.

 

Đồng quan điểm, ông Châu Việt Bắc - Phó Giám đốc phụ trách Chi nhánh VIAC TP.HCM cho rằng thời gian qua, VIAC đã phối hợp với báo chí để giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về hoạt động của các tổ chức trọng tài để có thể hạn chế rủi ro của mình khi xảy ra tranh chấp trong hoạt động kinh doanh thương mại với các doanh nghiệp nước ngoài.

“Là tổ chức độc lập, với tôn chỉ thân thiện, minh bạch và hiệu quả, VIAC đã xây dựng được một quy trình giải quyết tranh chấp đáp ứng tối đa quyền tự do thỏa thuận của các bên. Tham gia giải quyết tranh chấp tại VIAC, các bên luôn được bảo đảm quá trình tố tụng minh bạch, nhanh chóng, thuận tiện, bảo mật với chi phí hợp lý", ông Bắc nói.

Toàn cảnh buổi tọa đàm

Toàn cảnh buổi tọa đàm

Tính đến hiện nay, VIAC có khoảng 170 trọng tài viên và 50 hòa giải viên là các chuyên gia có uy tín cao về chuyên môn, hoạt động một cách độc lập, vô tư, khách quan và tuân thủ pháp luật.

 

Theo một số liệu điều tra trong năm 2017, có 92% doanh nghiệp FDI khi được hỏi có chọn tòa án giải quyết tranh chấp không thì họ trả lời không. Điều đó cho thấy, giải quyết tranh chấp bằng trọng tài đang là xu hướng của doanh nghiệp. Nói về ưu điểm của giải quyết tranh chấp thương mại bằng hình thức trọng tài là phương thức giải quyết do các bên tự thỏa thuận. Ưu điểm này thể hiện thể hiện ở quyền được chọn trọng tài viên của các bên đương sự.

Ở góc độ vĩ mô vai trò nhà nước đã có những thay đổi rõ nét trong việc hỗ trợ giải pháp hòa giải trọng tài đã làm tăng thêm tin tưởng của cộng đồng doanh nghiệp về sử dụng trọng tài.

Một thực tế hiện nay hình thành các nhóm doanh nghiệp công ty mẹ, công ty con đã đưa những điều khoản mẫu lựa chọn trọng tài giải quyết tranh chấp. Về vấn đề lựa chọn trong tài hòa giải trong nước hay ở nước ngoài thì ở góc độ trong nước trọng tài Việt Nam sẽ có ưu điểm hơn với việc thi hành phát quyết. Vì những phán của trừ trọng tài ở nước ngoài khi được thi hành ở Việt Nam sẽ có nhiều thủ tục phức tạp, trong khi đó tại VIAC việc thực thi phán quyết dễ dàng và nhanh hơn.

Đức Linh
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm