Từ 1.10, khách hàng của Grab không được thanh toán qua Internet Banking?
Grab tấn công mảng khách hàng doanh nghiệp, “miếng bánh” lớn của taxi truyền thống / Grab thêm nhiều đối thủ, thị trường taxi - xe ôm công nghệ cạnh tranh khốc liệt
Thay vào đó, khách hàng cần liên kết thẻ nội địa trực tiếp vào ví điện tử của Grab mới có thể thanh toán không dùng tiền mặt khi sử dụng dịch vụ của hãng taxi công nghệ này.
Ngày 21.9, hãng taxi công nghệ Grab gửi thông báo tới các khách hàng về thay đổi đối với hình thức thanh toán Grab Pay/Grab Pay Credits.
Theo đó, Grab sẽ không hỗ trợ khách hàng nạp tiền vào ví điện tử mới thông qua hình thức Ngân hàng trực tuyến (Internet Banking).
"Bắt đầu từ ngày 01/10, Grab sẽ triển khai ví điện tử mới, dựa trên nền tảng dịch vụ thanh toán điện tử Moca", thông báo của hãng xe này cho hay.
Bắt đầu từ ngày 01/10, Grab sẽ triển khai ví điện tử mới, dựa trên nền tảng dịch vụ thanh toán điện tử Moca
Để tiếp tục thanh toán khi sử dụng dịch vụ của Grab mà không dùng tiền mặt, khách hàng phải liên kết ví điện tử Moca với thẻ ghi nợ nội địa (thẻ ATM). Khách hàng cũng phải kích hoạt ví điện tử này để tiếp tục sử dụng nốt số dư tiền trong tài khoản Grab Pay.
Khách hàng sử dụng Grab có hai lựa chọn trả tiền mặt hoặc chuyển sang ví điện tử mới dựa trên nền tảng Moca. Hiện Moca cho phép nhận nạp tiền qua liên kết với thẻ ngân hàng bao gồm cả ATM/ thẻ ghi nợ (debit), thẻ tín dụng. Ví điện tử này hiện chưa có tính năng nạp tiền trực tiếp tại các điểm nạp/rút.
Trước đây, do chưa được cấp giấy phép trung gian thanh toán, người dùng nhận nạp tiền vào Grab Pay bằng cách mua "gói" sẵn với mệnh giá 100.000/200.000/300.000 đồng bằng Internet Banking (qua VTC Pay) và Thẻ tín dụng. Sau đó, khách hàng trả dần mỗi lần dùng dịch vụ, tương tự hình thức "người mua ứng trước".
Tuy nhiên, nhờ giấy phép mà Moca có, với mỗi lần sử dụng dịch vụ, ví điện tử mới sẽ đứng ra làm trung gian thanh toán, trừ tiền tài khoản ngân hàng của khách hàng và cộng tiền cho Grab Taxi và sau này có thể thêm nhiều bên cung cấp dịch vụ khác.
Những thay đổi này diễn ra không lâu sau cái bắt tay giữa Grab và Moca hồi trung tuần tháng 9 vừa qua. Cũng tại lễ ký hợp tác chiến lược, hãng xe này cũng cho biết người dùng ứng dụng này cũng sẽ sớm có thể sử dụng các dịch vụ thanh toán do Moca phát triển, bao gồm thanh toán hóa đơn, nạp tiền điện thoại di động, cũng như thanh toán tại các cửa hàng bán lẻ (bao gồm các chuỗi McDonald’s và 7-Eleven).
Lãnh đạo Grab Việt Nam tham gia HĐQT ví điện tử Moca
Trước đó, vào tháng 5/2018, hai nhân sự cấp cao nhất của Grab Việt Nam là ông Nguyễn Tuấn Anh và ông Lim Yen Hock tham gia vào HĐQT của CTCP công nghệ và dịch vụ MoCa.
Vốn điều lệ của Moca đến cuối tháng 5 xấp xỉ 81,5 tỷ đồng. Ông Trần Thanh Nam - người đồng sáng lập kiêm Chủ tịch và Tổng Giám đốc Moca giảm từ 41,055% xuống 30,34%. Không có thông tin về việc Grab sở hữu bao nhiêu vốn tại Moca. Tuy nhiên, nhiều đồn đoán cho rằng số cổ phần thuộc sở hữu Access Venture SPV Ltd (3,523% vốn) đã được bán lại cho hãng xe công nghệ này.Tại Việt Nam, để tham gia vào lĩnh vực cung ứng dịch vụ thanh toán, các tổ chức cần nhận được giấy phép của NHNN sau khi thỏa mãn hàng loạt điều kiện về phương án kinh doanh dịch vụ trung gian thanh toán được phê duyệt, có cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật, hệ thống công nghệ thông tin, giải pháp công nghệ...
MoCa được NHNN cấp phép hoạt động trung gian thanh toán của NHNN từ tháng 2/2016. Mua cổ phần tại một trung gian thanh toán đã được cấp giấy phép nhiều khả năng sẽ là con đường dễ dàng hơn cho Grab để tham gia vào lĩnh vực cung ứng dịch vụ tài chính này tại Việt Nam.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Xây dựng thương hiệu quốc gia Việt Nam tiến vào kỷ nguyên xanh
Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo cần được kết nối với các quỹ ngoại
Ba thương hiệu thuộc DNP Holding được vinh danh Thương hiệu quốc gia Việt Nam
Vinamilk 16 năm liên tiếp có sản phẩm đạt thương hiệu quốc gia Việt Nam
Sao Thái Dương vinh dự đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam lần thứ 9
Đẩy mạnh phát triển giải pháp low-code tại thị trường Hàn Quốc