Hỗ trợ doanh nghiệp

VCSC: Hoa Sen Group (HSG) gặp thách thức để phục hồi lợi nhuận

Điểm sáng duy nhất là việc Hoa Sen Group (HSG) đã hoàn thành chu kỳ vốn xây dựng cơ bản và đang chủ động tích cực cắt giảm chi phí SG&A (tỷ lệ chi phí SG&A/doanh số giảm còn 7,9% trong 9 tháng 2018 so với 8,4% trong 9 tháng 2017) nhằm hạn chế đà giảm lợi nhuận.

Nước hoa Miss Sài Gòn vừa được "đại gia" đầu tư thêm hơn 21 tỷ đồng / Thế Giới Di Động (MWG) đạt 1.969 tỷ lãi ròng sau 8 tháng, Bách Hóa Xanh đặt mục tiêu 500 cửa hàng đến cuối năm

Theo ghi nhận trong báo cáo mới đây của Chứng khoán Bản Việt (VCSC), kết quả kinh doanh 9 tháng 2018 của Hoa Sen Group (HSG) tiếp tục cho thấy chênh lệch giữa tỷ lệ tăng trưởng doanh thu thuần (25,9 nghìn tỷ đồng, tăng 35% so với năm 2017) và lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số (512 tỷ đồng, tương ứng giảm 55%) khi tăng trưởng sản lượng bán ra bị ảnh hưởng bởi giá HRC đầu vào cao hơn.

VSCS cho biết, cạnh tranh gia tăng giữa các nhà sản xuất trong nước, vốn đã tăng công suất đáng kể trong giai đoạn 2016-2018, cùng với biên lợi nhuận giảm do chi phí đầu vào gia tăng, dẫn đến dự báo lãi ròng HSG chỉ còn 545 tỷ cho năm 2018, và 687 tỷ đồng cho năm 2019.


Cụ thể, liên quan đến cạnh tranh gay gắt trong nước và rào cản thương mại đối với thép tạo ra những thách thức đối với cả các công ty hàng đầu. VCSC nhận định, việc tăng trưởng công suất nhanh trong giai đoạn 2016-2018 của những công ty hàng đầu như HSG (tăng 1,5 triệu tấn, tương đương 121% so với cuối năm 2015), NKG (tăng 800.000 tấn, tương đương 190% so với năm cuối năm 2015) và sự xuất hiện mới của HPG (400.000 tấn vào đầu năm 2018) đã khiến cạnh tranh trong thị trường tôn mạ trong nước trở nên gay gắt hơn, đặc biệt là trong bối cảnh ngành này có tính nhạy cảm cao với các biến động và chính sách bảo hộ thương mại toàn cầu.

Dù cho rằng nhu cầu cho sản phẩm, cả trong nước lẫn quốc tế, duy trì lành mạnh, môi trường xuất khẩu theo VCSC vẫn đầy thách thức, tình hình trong nước cạnh tranh gay gắt sẽ tạo áp lực cho sản lượng và giá bán của tất cả các công ty trong ngành.

Thứ hai, chi phí HRC đầu vào cao hơn ảnh hưởng đến biên lợi nhuận. Biên lợi nhuận gộp của HSG tiếp tục có xu hướng giảm tốc nhanh hơn dự kiến. Do đó, VCSC điều chỉnh giảm giả định biên lợi nhuận gộp 2018 còn 12%, mặt khác đơ vị này cũng dự báo khoản lãi bất thường trước thuế 80 tỷ đồng từ việc thoái 45% cổ phần nắm giữ tại CTCP Logistics & Cảng Quốc tế Hoa Sen Gemadept sẽ được ghi nhận trong quý 4/2018, phần nào bù đắp cho mức điều chỉnh giảm lãi ròng sau lợi ích cổ đông thiểu số dự báo 2018 còn 545 tỷ đồng.

Cuối cùng, HSG đang gặp nhiều thách thức để cải thiện khả năng sinh lời. Chi tiết, áp lực vốn lưu động, dòng tiền hoạt động âm và tỷ lệ đòn bẩy cao đến từ tăng trưởng công suất lớn của HSG. Với tỷ lệ nợ ròng/vốn chủ sở hữu đạt 2,96 lần và triển vọng lợi nhuận kém khả quan, tỷ lệ đòn bẩy cao sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến lợi nhuận của HSG.

Chiều ngược lại, VCSC nhấn mạnh, điểm sáng duy nhất là việc HSG đã hoàn thành chu kỳ vốn xây dựng cơ bản và đang chủ động tích cực cắt giảm chi phí SG&A (tỷ lệ chi phí SG&A/doanh số giảm còn 7,9% trong 9 tháng 2018 so với 8,4% trong 9 tháng 2017) nhằm hạn chế đà giảm lợi nhuận.

Trên thị trường, cổ phiếu HSG của Công ty đang giao dịch tại mức 12.350 đồng/cp.

VCSC: Hoa Sen Group (HSG) gặp thách thức để phục hồi lợi nhuận - Ảnh 1.

Biến động giá HSG 6 tháng qua.

Theo ttvn.vn
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm