Hỗ trợ doanh nghiệp

Xiaomi, tương lai của anh là ở smartphone, không phải "kinh doanh internet"

Bởi giấc mơ về một công ty dịch vụ Internet dường như chẳng có mấy tiềm năng đâu.

Chuỗi siêu thị Fivimart và Citimart liên tục thua lỗ sau cái “bắt tay” với Aeon / ThaiBev bắt đầu hái quả ngọt từ Sabeco

Là một công ty smartphone nhưng lại cố hết sức để không được gọi là một công ty smartphone, khá trớ trêu là Xiaomi Corp có lẽ thực sự có tương lai như là một công ty smartphone.

Cuối ngày thứ tư vừa qua, công ty công nghệ Trung Quốc này vừa công bố báo cáo tài chính Quý lần đầu tiên kể từ thương vụ IPO ở Hồng Công, và những số liệu liên quan cực kỳ khó hiểu.

Lĩnh vực dịch vụ Internet không đạt được kỳ vọng

Xiaomi, tương lai của anh là ở smartphone, không phải kinh doanh internet - Ảnh 1.

Xiaomi, tương lai của anh là ở smartphone, không phải kinh doanh internet - Ảnh 2.

Cụ thể, doanh thu của Xiaomi tăng 68%, nhưng lợi nhuận gộp chỉ tăng 47% mà thôi. Thu nhập ròng chuyển từ lỗ sang lời, trong khi lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh chuyển từ tích cực sang tiêu cực. Sự hỗn độn trong bản báo cáo tài chính này xuất phát từ hai nguyên nhân: quyền chọn cổ phiếu một lần và sự định giá lại cổ phiếu liên quan đến đợt "lên sàn" vào tháng trước.

Trong mớ hỗn độn đó, smartphone vẫn giữ vững vị trí là lĩnh vực đóng góp chủ đạo vào doanh thu của hãng, chiếm đến 67%, chỉ thay đổi rất nhỏ so với quý trước. Trong khi đó, các sản phẩm Internet và lifestyle - hai danh mục khác trong lĩnh vực phần cứng - tăng nhẹ lên mức 23% trong tổng doanh thu.

Ba biểu đồ trên cho chúng ta thấy tỉ lệ đóng góp của các dịch vụ Internet của Xiaomi vào doanh thu đã sụt giảm qua 3 mốc thời gian là 30/6/2017, 31/3/2018 và 30/6/2018, dù đây lại là lĩnh vực mà Xiaomi, đặc biệt là nhà sáng lập Lei Jun, tuyên bố là chủ lực trong tương lai của hãng.

Lĩnh vực này rõ ràng không đạt kết quả như mong đợi. Các dịch vụ Internet được cho là điều phân biệt Xiaomi với mọi hãng sản xuất smartphone khác. Nó là lý do Lei Jun nói ông sẵn sàng hi sinh lợi nhuận biên phần cứng. Hơn 62% doanh thu của các dịch vụ Internet đến từ quảng cáo, và 18% đến từ game. Nhưng trong quý 2, lĩnh vực dịch vụ Internet chỉ đóng góp được 8,75% tổng doanh thu của cả công ty, giảm từ mức 9,39% quý trước và 9% vào một năm trước. Hơn thế nữa, tổng lợi nhuận trong lĩnh vực này cũng chẳng dịch chuyển thêm được là bao.

Phải thừa nhận là, việc tổng lợi nhuận không mấy thay đổi nghe có vẻ khá tốt khi so sánh với những kết quả tương tự từ lĩnh vực smartphone và phần cứng khác. Nhưng khi bạn đang tạo dựng những nền kinh tế có tầm cỡ trong kinh doanh dịch vụ, kích cỡ hẳn phải đóng một vai trò nào đó. Qua từng quý, doanh thu tăng nhẹ chỉ 22,5%, dưới mức trung bình của công ty là 31,5%.

Người dẫn đầu, kẻ chậm chân

Xiaomi, tương lai của anh là ở smartphone, không phải kinh doanh internet - Ảnh 3.

Lĩnh vực kinh doanh dịch vụ Internet của Xiaomi không phát triển nhanh như các lĩnh vực khác, dù nó xuất phát từ một nền tảng nhỏ hơn nhiều

Một dấu hiệu giải thích tại sao các dịch vụ Internet không đóng góp nhiều hơn vào doanh thu Xiaomi xuất phát từ số lượng người dùng MIUI. MIUI là giao diện mà Xiaomi tích hợp trên hệ điều hành Android trên các điện thoại của hãng, và nó đóng vai trò nền tảng để công ty triển khai các quảng cáo, game và các nội dung khác. Nó nằm ở trung tâm trong chiến lực dịch vụ Internet của Xiaomi. Lượng người dùng hoạt động mỗi tháng tăng lên mức 206,9 triệu trong quý 2, không tệ, nhưng tỉ lệ tăng trưởng 42% qua từng năm thực sự chậm hơn mức tăng 46% của doanh số smartphone bán ra trong cùng thời kỳ.

Điều này khiến chúng ta nghĩ rằng các dịch vụ Internet sẽ chưa thể tạo giá trị dài hạn mà Lei Jun đang đặt cược vào bằng cách hi sinh lợi nhuận lĩnh vực phần cứng - một điểm mà công ty đã nhắc đi nhắc lại trong một thông cáo báo chí hồi thứ 4 vừa qua: "Nhằm tạo cơ sở cho việc thu giá trị dài hạn, chúng tôi sẽ ưu tiên chọn lọc mức tăng trưởng cao để chiếm thị phần trong những sản phẩm chủ lự, hơn là ưu tiên lợi nhuận biên cao".

Smartphone, ngược lại, đang cho thấy những dấu hiệu tích cực. Dù tổng lợi nhuận sụt giảm nhiều, mà theo Xiaomi là do sự định giá giữa đồng USD (Mỹ) với đồng Nhân dân tệ (Trung Quốc) và Rupee (Ấn Độ). Nhưng trên thực tế, để bù đắp cho điều này, Xiaomi đang tăng mức giá bán trung bình của các thiết bị so với trước đây, thêm khoảng 10% so với một năm trước. Điều này rất quan trọng bởi nó cho thấy Xiaomi có thể thực sự tăng doanh số và giá bán cùng một lúc - điều mà các nhãn hiệu cạnh tranh như Huawei, Samsung và OnePlus cũng có thiên hướng thực hiện.

Xiaomi đã tìm cách mở rộng giá bán trung bình của mình, chứng tỏ hãng có thể bán thiết bị mà không lo ngại một cuộc chiến về giá. Một quý không tạo ra được một xu hướng về dài hạn, nhưng xét việc các dịch vụ Internet của Xiaomi không thu về được những kết quả như mong đợi, và bản thân hãng lại chứng minh được mình không cần phải tham gia vào cuộc chiến giá cả để có thể bán được điện thoại, cõ lẽ họ cần xem xét lại tương lai của mình thực sự nằm ở đâu: dịch vụ Internet hay smartphone.

Theo Trí thức trẻ
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo