Doanh nghiệp - Doanh nhân

“Tôi thậm chí chưa 30 và đang lái máy bay của riêng mình” - Cách tận hưởng cuộc sống của doanh nhân công nghệ Mỹ

Jessica Mah, một nữ doanh nhân công nghệ, tự lái một chiếc máy bay cánh quạt một động cơ để đến tham dự các hội nghị kinh doanh của mình. Cô nói rằng mình sử dụng máy bay như một cách để giảm bớt căng thẳng khỏi áp lực công việc.

Phùng Thị Thu Thủy - nữ doanh nhân đam mê cái đẹp và ý thức giữ gìn bản sắc dân tộc / Trở thành triệu phú nhờ giúp các doanh nhân trẻ khởi nghiệp thành công: Chuyện lạ mà có thật của Eckersley-Maslin

Vào lúc chiếc Tesla của cô rú lên rồi dừng lại bên ngoài sân bay, Jessica Mah đã trễ 20 phút cho chuyến bay đến San Francisco.

Doanh nhân công nghệ 29 tuổi này lướt qua bàn làm thủ tục và bước ra đường băng với sự tự tin của một "soái ca", với một cặp kính râm hình trái tim đặt trên mũi.

Hai mươi phút sau, cô bấm nút khởi động, nhanh tay buộc mái tóc của mình thành một kiểu giống như đuôi ngựa rồi gọi cho tháp không lưu để được giải phóng đường băng, chuẩn bị cất cánh.

"Tôi có một cộng đồng những người bè thường bay từ sân bay Santa Monica này, những doanh nhân và các CEO khác, những người có một sở thích", Mah nói. Cô là người đứng đầu công ty phần mềm kế toán inDinero. "Tôi rất căng thẳng, có quá nhiều thứ đang diễn ra. Trên sân golf, tôi vẫn suy nghĩ về công việc còn trong buồng lái tôi đang nghĩ về cách làm sao để không tự sát".

Máy bay từ lâu đã là niềm đam mê của những người giàu có, đặc biệt là ở Los Angeles, nơi có hơn một chục sân bay hàng không và thời tiết quanh năm ở đây khá hoàn hảo để bay. Nhưng đối với nhiều cá nhân ưu tú như Mah, việc có bằng phi công ít mang tính giải trí hơn với những người khác. Đối với các kỹ sư, bay mang lại niềm vui như làm toán ứng dụng. Đó là bài tập trí tuệ bên trong vỏ bọc của một môn thể thao.

Jessica Mah

Jessica Mah

Charath Ranganathan, phó chủ tịch của công ty chuyên đào tạo phi công Aero Assn cho biết, lái máy bay là một sự kết hợp kỳ lạ giữa nghệ thuật và khoa học. Ở đây họ có Caltech, một câu lạc bộ bay được thống trị bởi các kỹ sư. Có một độ chính xác nhất định đi kèm với việc bay lượn mà rất nhiều người yêu công nghệ hiểu và yêu thích.

Còn đối với các doanh nhân ở LA, đó cũng là một cách mới để đi lại.

"50% số người học bay ở đây thường cùng làm ở một nơi nào đó, trong lĩnh vực công nghệ", Rymann Winter, chủ tịch của Proteus Air Service, một trường bay và cho thuê máy bay cho biết. "Một nửa người muốn bay vì họ thường xuyên phải có việc trên Vùng Vịnh và họ cần một cách dễ dàng để nhảy qua nhảy lại giữa hai nơi".

Xu hướng này cũng phản ánh vận may đang lên ở Silicon Beach, khu vực phía Tây của vùng đô thị Los Angeles, nơi có hơn 500 công ty khởi nghiệp về công nghệ. Chỉ riêng trong năm ngoái, Google, Apple và Facebook đã "ngấu nghiến" hàng trăm ngàn feet vuông để biến nó thành không gian văn phòng. Bối cảnh khởi nghiệp bắt đầu từ đợt rao bán cổ phiếu lần đầu của Snap năm 2017, tuy nhiên vốn đầu tư mạo hiểm vẫn tập trung ở Vùng Vịnh và những người ở Los Angeles vẫn cần phải học hỏi nhiều.

 

"Hàng tuần, tôi nhận được cuộc gọi từ nhiều người nói rằng: 'Tôi rất mệt mỏi khi đi máy bay, tôi muốn học bay'", ông Ken Goble, giám đốc khu vực của Cirrus Airplane, công ty sản xuất máy bay động cơ cánh quạt nổi tiếng nói. Ông cho rằng giờ có máy bay giờ là một dạng biểu tượng, tượng trưng cho giới tinh hoa công nghệ. "Việc bay bằng chiếc máy bay của riêng bạn sẽ thay đổi hoàn toàn cuộc sống của bạn", ông nói.

Los Angeles International và San Francisco International là một trong những sân bay bận rộn nhất ở Mỹ. Các kỹ sư công nghệ không bay từ những nơi này, họ chọn khởi hành từ các sân bay ở Santa Monica đến San Carlos hoặc từ Hawthorne đến Hayward, để không phải mất công đi qua khu vực kiểm tra hành lý hay máy dò kim loại.

Sandya Narayanswami, một thành viên của câu lạc bộ Caltech và chủ tịch của General Aviation Awards cho biết: "Điều tuyệt vời tại các sân bay này không có hệ thống kiểm tra an ninh. Bạn chỉ cần tới sân bay, vào và đi".

Tuy nhiên, việc này lại khiến các kỹ thuật viên, những người phụ trách việc thiết lập các chuyến bay rất vất vả. Họ phải sắp xếp các chuyến bay của máy bay phản lực, mất cả buổi để loay hoay tính toán cho một kế hoạch bay, cái mà họ phải hỏi khách hàng xem cân nặng của họ là bao nhiêu.

"Nhiều người trong số họ không thực sự tốt cho lắm", Seosamh Somers, chủ tịch của Angel City Flyers, quản lý một trường bay và công ty cho thuê máy bay ở Long Beach cho biết. "Một số người hơi kém về mặt giao tiếp xã hội, vì vậy ý ​​tưởng đi máy bay và được TSA (Tổ chức An ninh vận chuyển Hoa Kỳ) chấp thuận cho bay - giống như việc bất khả thi".

 

Giống như Proteus, Angel City Flyers hiện cung cấp chương trình cho thuê máy bay. Cả hai công ty đều nhắm vào khách hàng là những người giàu lên nhờ công nghệ và cần chỗ nào để đốt tiền.

Và giờ ngày càng nhiều người chuyển từ máy bay cánh quạt sang thuê máy bay phản lực tư nhân.

1

Doanh nhân công nghệ Jessica Mah kiểm tra một chiếc máy bay cánh quạt Cirrus trước khi dùng nó bay đến San Francisco từ sân bay Santa Monica.

"Chúng tôi đã thấy một cơ hội, một sự cung cấp liền mạch từ máy bay cỡ nhỏ sang máy bay phản lực", Somers nói. "Chúng tôi có những người lái máy bay phản lực trong khi không sở hữu một chiếc xe hơi nào".

Goble, đại diện của Cirrus Airplane, cho biết các hệ thống thiết bị của công ty được chế tạo gần như giống hệt nhau trên tất cả các máy bay, để các phi công đi giày cao gót có thể dễ dàng chuyển từ mẫu máy bay cánh quạt SR22 trị giá 630.000 USD sang chiếc Vision Jet trị giá 2 triệu USD.

 

Jim Joder, một người hướng dẫn lái máy bay phản lực, đã giúp Somers thiết lập hệ thống điều khiển cho công ty nói: "Càng ngày càng có nhiều người có khả năng chi trả".

Thị trường cho thuê cũng đã làm cho việc bay lượn trở nên hấp dẫn hơn, đặc biệt là đối với những người trẻ vốn giàu có nhưng lại ngại sở hữu một chiếc máy bay riêng, theo Bolog.

Nhưng với mức phí 2.000 USD một giờ, máy bay cho thuê không phải là món đồ có giá cả phải chăng.

"Tôi có thể phải trả tới 10.000 USD cho một chuyến khứ hồi bằng máy bay phản lực, trong khi nếu dùng một chiếc máy bay cánh quạt, giá chỉ khoảng 1.500 USD", Mah nói. "Tôi đã thực hiện ba chuyến đi bằng máy bay phản lực tới Las Vegas vào tháng trước - thật là điên rồ".

Ngoài vấn đề tiền bạc thì bước đầu tiên để một phi công lái máy bay một động cơ làm quen với máy bay phản lực là tìm được chỗ cắm cho các thiết bị phụ trợ của mình. Mah sẽ phải cắm kế hoạch bay từ iPad vào hệ thống GPS của chiếc Cessna 172, điều chỉnh tai nghe và đeo mũ trùm IFR - thứ mà các phi công công nghệ so sánh với chiếc mũ huyền thoại trong Star War - Sau đó cô có thể bắt đầu bay.

 

Los Angeles có thể được coi là một trong những nơi có không phận nhộn nhịp nhất thế giới. Các hướng dẫn viên không lưu bận rộn để sắp xếp cho các máy bay tư nhân với số lượng ngày càng tăng. Một lần trên đường băng, Mah phải đợi một chiếc máy bay phản lực di chuyển qua và đôi cánh máy bay của cô đã rung lên khi một chiếc F-18 gầm lên trên bầu trời ngay phía sau lưng.

Không phận đông đúc của L.A có thể khiến một số phi công sợ hãi. Nhưng đối với nhiều người làm việc trong ngành công nghệ, đám đông luôn khiến họ bị thu hút.

"Nó đã giúp tôi xây dựng rất nhiều mối quan hệ", Mah nói về thời gian của mình ở trên không. Nó cũng làm cho cô cảm thấy thoải mái hơn, bằng cách kết hợp kinh doanh với niềm vui. "Tôi có thể sống một cuộc sống giàu có nhất, có thể bởi vì tôi đang làm tất cả những điều này cùng nhau".

Sự hấp dẫn của Los Angeles từ lâu đã là chất lượng cuộc sống. Nhưng đối với những người sống ở Silicon Beach, máy bay mới là viên đá thần kỳ, giúp họ tận hưởng cuộc sống ngoài công việc.

"Khi bạn ở trong buồng lái máy bay, tự mình lái nó, giống như 'Tôi đã làm điều này xảy ra'", Mah nói. "Tôi thậm chí chưa 30 và đang lái máy bay của riêng mình. Nó khiến tôi nhận ra rằng tôi không phải là một kẻ thất bại".

 

Theo Bảo Nam/Trí thức trẻ
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm