Một đại gia Việt bỏ 135 triệu USD mua 3 trang trại ở Australia
Doanh nghiệp Nhà nước góp vốn có mức thưởng Tết bình quân cao nhất / BMW Group vẫn là tập đoàn xe sang số 1 thế giới 2018
Một công ty đầu tư đến từ Việt Nam đã mua 3 trại chăn thả gia súc từ công ty Mục Vụ Hợp Nhất (CPC - Australia) trong một thỏa thuận được thông báo có trị giá tới 135 triệu USD.
Các trại chăn nuôi Auvergne và Newry thuộc vùng đất phía Bắc vùng Victoria River, phía Tây Nam Darwin và trại chăn nuôi Argyle Downs ở Tây Australia đã được một công ty về tài chính và nông nghiệp đến từ Việt Nam mua lại.
Thỏa thuận mua bán được kê khai nhiều tải sản bao gồm hơn 50.000 đầu gia súc, cùng với nhà máy kèm theo máy móc trên trang trại. Tổng cộng các tài sản trên cùng với 740.000 hecta đất.
3 trang trại gia súc với diện tích hơn 740.00 ha và hơn 50.000 đầu gia súc đã được chuyển nhượng (Ảnh Twitter: Troy Setter) |
Trong một tuyên bố chung với chủ sở hữu mới của các trang trại, giám đốc điều hành CPC, Troy Setter cho biết các tài sản này đã thu hút sự quan tâm mạnh mẽ trên thị trường. "Việc thoái vốn khỏi 3 trại chăn thả gia súc này với giá trị tài sản ròng cao phản ánh giá trị của các trang trại và các khoản đầu tư được dựa trên cơ sở hạ tầng được xây dựng trong những năm gần đây".
"Quản lý các trang trại và nhân viên của chúng tôi mong được hợp tác và làm việc với nhà đầu tư mới để tiếp tục điều hành các tải sản và quản lý đất đai". CPC là nhà chăn nuôi gia súc tư nhân lớn nhất của Australia.
Trang trại Nockatunga của công ty ở Queensland cũng đã được bán vào tháng 10/2018 và công ty này vẫn đang tiếp tục tìm cách bán các trang trại gia súc còn lại của mình.
"Danh mục đầu tư trong tương lai CPC sẽ hợp tác với một doanh nghiệp lớn của Indonesia, tập trung vào thị phần chất lượng cao và quy mô lớn với hơn 3,9 triệu hecta đất của 12 trang trại gia súc, với sự đa dạng địa lý", ông Selter nói.
Người phát ngôn của nhà đầu tư đến từ Việt Nam cũng đã xác nhận kế hoạch phát triển đa dạng hóa chăn nuôi các loại gia súc tại các trang trại được mua lại, "chúng tôi sẽ tiếp tục đầu tư vào các tài sản và đa dạng hoá việc trồng các cây trồng có giá trị cao và không sử dụng vào mục đích không chăn nuôi".
"Trong các cuộc thảo luận với bên mua lại trong quá trình đàm phán, họ chắc chắn muốn xem xét việc đầu tư cho trồng trọt cũng như tiếp tục công việc chăn nuôi". Andrew Philip, trưởng nhóm cố vấn phát triển nông nghiệp NT, một trong số các bên liên quan chính đến quá trình đàm phán trước khi việc mua bán được ký kết cho biết.
"Họ đang xem xét, đánh giá những gì có thể khả thi để phát triển ở những trang trại này, và họ chắc chắn sẽ tìm thấy được các loại giống cây trồng phù hợp với điều kiện canh tác tại các nơi này".
"Ở Kununurra, cây bông chắc chắn là một lựa chọn được đưa lên hàng đầu, nhưng họ vẫn đang xem xét các lựa chọn khả thi khác".
Ông Philip cho biết, ông sự kiến sẽ kết hợp với công ty chủ quản mới của các trang trại để tìm cách đầu tư vào các cơ sở hạ tầng hỗ trợ phát triển một dự án trồng trọt. "Họ hiểu rằng các dự định cần phải được đầu tư và còn rất nhiều việc phải thực hiện để bắt đầu quá trình đó" ông nói. "Họ đang để mắt khắp mọi ngóc ngách của thị trường, vì vậy có rất nhiều thị phần cho các sản phẩm đa dạng như bông là thị trường xuất khẩu. Nhưng họ cũng tiếp tục xem xét tình hình để tìm cách cải thiện hoạt động kinh doanh thịt bò của mình trong tương lai".
"Mọi thứ từ khoản đầu tư quốc tế này có thể mang lại cho địa phương sẽ tạo cơ hội cho các nhà sản xuất tại đây rút lui khỏi các khoản đầu tư của họ và đưa các ngành công nghiệp chăn nuôi gia súc đi lên".
End of content
Không có tin nào tiếp theo