Doanh nghiệp - Doanh nhân

Áp lực về mối quan hệ gia đình khi đặt trong kinh doanh

Nữ CEO Trần Uyên Phương chia sẻ về những áp lực mà cô gặp phải khi nhận được sự tín nhiệm của cha về quyền điều hành tập đoàn Tân Hiệp Phát.

Bài học đường đời đáng suy ngẫm mà tỷ phú Ray Dalio dạy con: Muốn thành công phải học cách chấp nhận và buông bỏ / Nhã Lê - Nữ doanh nhân đầy nghị lực vượt qua hoàn cảnh để lập nghiệp thành công

Nữ CEO Trần Uyên Phương.

Nữ CEO Trần Uyên Phương.

Ba của Trần Uyên Phương là Chủ tịch HĐQT của tập đoàn Tân Hiệp Phát trong khi cô là Phó Tổng Giám đốc, đôi khi cả hai xảy ra những bất đồng nhưng cô sẽ đấu tranh đến cùng. Nếu gặp một vấn đề mà giúp công ty đi lên thì dù có mạo hiểm nhưng Uyên Phương cũng sẽ thực hiện cho bằng được.
Nữ tướng của Tân Hiệp Phát cho rằng những nhân viên trong công ty gia đình nói chung thường có xu hướng nghĩ đến thế hệ sáng lập (F1) mà quên đi vai trò của thế hệ duy trì, thúc đẩy phát triển công ty (F2). Cô thừa nhận ở Tân Hiệp Phát cũng đang xảy ra điều này nhưng cô cho rằng nó là vấn đề chung của các mô hình kinh doanh tương tự ở Việt Nam.
Trần Uyên Phương cho rằng người lãnh đạo một khi đạt được thành tựu hãy coi như một mục tiêu nhỏ để tiếp tục phấn đấu đạt đến những kết quả mạnh mẽ hơn. Công việc thu phục lòng người không phải một sớm một chiều, chỉ cần bạn kiên trì và nghiêm túc với hành trình của bản thân.
Năm 2000, tập đoàn bắt đầu với con số 0 nhưng bây giờ đã đứng hàng đầu trong hàng ngũ doanh nghiệp nước giải khát có lợi cho sức khỏe và đứng thứ 2 toàn ngành. Đạt được bước tiến đó, Tân Hiệp Phát trải qua nhiều lần tái cấu trúc nhân sự. Ban lãnh đạo không ngại loại bỏ những thành viên chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển doanh nghiệp và sẵn sàng đãi ngộ, cất nhắc nhân tài.
“Mỗi lần tái cấu trúc thường đi kèm với những quyết định rất khó về mặt cảm xúc. Tuy nhiên, nếu muốn tổ chức đi lên, đi tới, buộc phải học cách để đúng người làm đúng việc. Ai sẽ tiếp tục đảm trách vai trò đang giữ, ai bị giáng chức và ai được thăng chức đều rõ ràng. Dù đó là quyết định khó nhưng doanh nghiệp phải thực hiện”, Uyên Phương chia sẻ.
Xuất thân là một người trẻ cũng chưa có bề dày kinh nghiệm thương trường như nhiều người tại hội đồng ban quản trị, dường như mỗi lần nữ CEO đưa ra chiến lược nào đó sẽ phải cân nhắc rất kỹ. Đối với các cổ đông không phải thành viên trong gia đình, sẽ rất khó để thuyết phục. Do đó bạn cần vạch ra một lộ trình cụ thể và làm cho họ thấy được bạn đang cùng đồng hành. “Để có thể ra nước ngoài hay bước sang khu vực thì ngay tại trụ sở chính phải có những quy định rõ ràng. Đầu não phải biết mình muốn gì, tuyển người như thế nào, bộ máy ra sao để giúp doanh nghiệp phát triển”, Trần Uyên Phương nhấn mạnh.
Theo Hương Vân/Báo Thanh tra
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm