Bà chủ Mola: Tìm cơ hội trong gian nan, khởi nghiệp giữa lúc đại dịch COVID-19 làm chao đảo cả thế giới
5 bài học để đời về thành công của Jeff Bezos sau 27 năm gắn bó với Amazon / Chàng trai 22 tuổi trở thành triệu phú nhờ… ‘con ăn đêm ngủ ngày’
Chị Trần Thị Hường, nhà sáng lập thương hiệu mật ong lên men Mola.
Chào chị Trần Thị Hường, được biết chị đã thành công với những sản phẩm làm từ cây chùm ngây, cơ duyên nào đưa chị đến với lĩnh vực sản xuất mật ong lên men?
Chị Trần Thị Hường: Không ai ngờ rằng, dịch COVID-19 đến bất ngờ và dai dẳng đến như vậy. Hàng loạt công ty phải đóng, cửa hàng trả mặt bằng vì làm ăn thua lỗ. Công ty mình cũng bị ảnh hưởng ít nhiều, đặc biệt là sản phẩm viên nang chùm ngây. Trước đây sản phẩm này được khách nước ngoài ở Nha Trang, Phú Quốc, Đà Nẵng rất ưa chuộng. Nhưng vì dịch nên khách du lịch quốc tế hầu như không có, nên sức tiêu thụ từ đó cũng giảm làm mình hoang mang và lo lắng.
Cũng như bao người khác, dịch đến là lúc mình dành nhiều thời gian hơn để quan tâm đến sức khỏe bản thân và gia đình. Hồi đầu năm 2020, mình được một chị làm bên Đông Y giới thiệu về cuốn “Ruột ơi là ruột” nên mình mua về đọc. Càng đọc càng thấy hay quá, mình đọc ngấu đọc nghiến như nuốt từng chữ một vậy. Bao nhiêu kiến thức bổ ích về sức khỏe, cơ chế hoạt động của hệ tiêu hóa và tầm quan trọng của hệ vi sinh đường ruột. Hàng tỷ lợi khuẩn trong đường ruột giúp hệ tiêu hóa khỏe, quyết định tới 80% sức đề kháng của con người. Mình hiểu phần nào lý do chiều cao của người Việt còn hạn chế ngoài gen di truyền, mà còn do sự việc hấp thụ dinh dưỡng kém bởi người Việt mình sử dụng kháng sinh bừa bãi gây rối loạn hệ tiêu hóa.
Tháng 8/2020 tình cờ được một chị làm tại chi nhánh của chùm ngây Việt MoriS ở Sài Gòn giới thiệu về group “Liên minh nông nghiệp tử tế”. Nơi chia sẻ công thức lên men của thầy Hoàng Công, về việc thầy đã chiến thắng căn bệnh ung thư bằng sử dụng mật ong lên men. Những chia sẻ của thầy cùng với những trải nghiệm của nhiều người trong nhóm về tính hiệu quả của mật ong lên men như: đẹp da, cải thiện hệ tiêu hóa, làm lành vết thương,… làm mình mừng rỡ. Nhiều người háo hức làm thử rồi chia sẻ thành quả lên group, bản thân mình cũng bắt tay vào làm ra nhiều mẫu nhưng thành phẩm vẫn còn nhiều hạn chế như: Bị sinh khối, bốc mùi hôi, hoặc không thì phải bảo quản tủ lạnh, thời gian bảo quản ngắn… Lại nhận thấy nguyên liệu tỏi, gừng, nghệ là thảo dược có mùi nồng khá kén người dùng, nên làm sao để xử lý không còn mùi khó chịu cũng là cái mà chúng mình đau đầu. Phải làm sao để cho người dùng cảm nhận: Ngon, tiện dụng, dễ dùng, thì mật ong lên men mới phát huy được hết tác dụng.
Mật ong lên men Mola hỗ trợ chăm sóc đường tiêu hóa, tăng cường sức khỏe của người dùng.
Và từ sự kết nối với “Liên minh nông nghiệp tử tế”, Mola đã được đến với người tiêu dùng như thế nào, thưa chị?
Chị Trần Thị Hường: Mình chia sẻ với bạn Thể - Co-founder về những điều mà mình đang làm ở MoriS, đó là: “nâng cao sức khỏe người Việt bằng các sản phẩm từ thiên nhiên”. Kể cho Thể nghe về mật ong lên men của thầy Hoàng Công. Kể thêm về câu chuyện chú Lâm Viên trong một lần hội thảo 2018 tại Đà Nẵng có chia sẻ về việc cần phát triển lợi khuẩn để thuận tự nhiên chứ không diệt hại khuẩn (phun thuốc trừ sâu để diệt hại khuẩn là cách bà con nông dân hay làm). Và hiện tại các dòng sản phẩm hữu cơ của chú được thị trường đón nhận khắp nơi kể cả các thị trường khó tính như Mỹ, Nhật.
Qua hai câu chuyện trên hai chị em như được thêm truyền lửa. Bắt tay nhau tìm hiểu, tận dụng mọi mối quan hệ để hiểu rõ hơn về lên men. Càng tìm hiểu thì càng vui mừng bởi những điều hai chị em nghiên cứu mày mò đang tiệm cận đúng với xu hướng của thế giới, quay về với tự nhiên bằng lợi khuẩn sinh sôi ức chế hại khuẩn phát triển. Cơ chế cộng sinh với hệ vi sinh đường ruột của con người. Sau một thời gian tìm tòi, đọc hết sách vở đông y, tìm thầy chỉ dạy, đến các tài liệu tổng hợp trên Internet. Mình vẫn còn nhớ cái cảm xúc vỡ òa trào dâng khi phát hiện ra công thức lên men “Oxymel” ngàn năm của người Hy Lạp cổ xưa kết hợp sử dụng thảo dược thiên nhiên. Tạo ra dòng mật ong lên men thế hệ mới. Mang thành phẩm xin đánh giá của Thạc sĩ Sinh học- chuyên ngành vi sinh vật Lê Đình Duẩn cũng nhận được nhiều góp ý và khen ngợi. Sau đó hai chị em mừng rỡ bắt tay vào làm thử những mẻ sản phẩm đầu tiên.
Chị đã thay đổi tư duy dùng mật ong bình thường tiếp cận mật ong lên men cho người tiêu dùng thế nào? Thời gian đầu với chị chắc cũng không dễ dàng?
Chị Trần Thị Hường: Thời gian đầu khi triển khai truyền thông cho nhiều người biết đến “Mật ong lên men MOLA” thật sự rất khó.Vì khái niệm mật ong lên men nhiều người vẫn còn lạ lẫm. Nên những sản phẩm đầu tay mình gửi tặng các anh chị đại lý, khách hàng dùng thử trải nghiệm xem như nào. Rồi những ngày chờ đợi phản hồi từ mọi người làm mình rạo rực bồn chồn. Mình rất xúc động cảm xúc như vỡ òa khi đọc các feedback của mọi người: Một chị sau khi cho con dùng sản phẩm thì bé đã hết táo bón, ăn ngon, ngủ ngon hơn. Chị vui mừng khen chưa bao giờ con xin ăn thêm bát nữa vậy mà nay lại tíu tít thế. Một bạn khác là y sĩ thì nói con em dùng hết ho và không nôn trớ.
Chị khách hàng là phóng viên do công việc nhiều áp lực bị stress nên đầy bụng, chướng hơi, dạ dày khó chịu. Vậy mà chỉ trong trong thời gian ngắn đã dứt điểm.
Động lực cộng thêm khi chị Bình là người khuyết tật, không thể đi lại được, việc đi tiểu tiện, đại tiện cũng đều cần mẹ chị trợ giúp bằng dùng tay ấn mạnh bàng quang, tác động để đẩy chúng ra ngoài. Và mỗi đêm như chị nói: 5-7 lần đi là chuyện thường xuyên, nhưng khi sử dụng hơn 1 tuần thì số lần đi tiểu đêm giảm xuống còn 1-2 lần, có khi không lần nào dù giấc ngủ của chị kéo dài từ 21h đêm tới 6h sáng hôm sau. Chị không tin tại sao mình thay đổi lạ đến vậy, đến khi dùng hết chai đầu tiên thì chị mới khẳng định là dùng mật ong lên men cho kết quả đáng mừng như vậy. Mình vui quá liền quay feedback của chị chia sẻ cho anh chị đại lý, rồi đăng lên YouTube để mọi người cùng xem. Rồi nhiều khách rất dễ thương, dùng thấy tốt giới thiệu cho bạn bè người thân cùng khỏe. Với mình đó là hạnh phúc là động lực để mình nỗ lực.
Lâu nay mọi người chỉ quan tâm đến input – đầu vào cho cơ thể : Ăn thực phẩm sạch, thực phẩm bổ, nguồn nước sạch tinh khiết, thuốc bổ... Nhưng có mấy ai quan tâm tới hệ tiêu hóa – đường ruột của chúng ta xử lý thức ăn như thế nào? Rồi output ra làm sao thì đạt hiệu quả tối ưu nhất.
Hệ tiêu hóa là một cái ống tròn, chạy dài từ miệng tới hậu môn, phình ra chỗ này, bóp lại chỗ kia, ngoằn ngoèo chỗ nọ… Thức ăn thức uống đi xuyên qua cái ống đó, được hấp thu vào cơ thể để tạo năng lượng nuôi cơ thể, phần còn lại là chất bã, là phân, phải thải bỏ. Output không được thì kẹt, thì bí, thì ngấm ngược lại vào các cơ quan trọng của cơ thể.
Mola được sinh ra với mong muốn tập trung vào sức khỏe đường ruột, sức khỏe "output" bằng việc tạo những thói quen tốt. Đặc biệt thế hệ trẻ - mầm non tương lai đất nước. Bằng thông điệp khỏe từ đường ruột, Mola mong muốn thế hệ sau sẽ không chỉ phát triển chiều cao mà cả tầm vóc bằng những thói quen tốt có được hàng ngày.
MoriS luôn nghiên cứu để cho ra đời những sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên.
Với mục tiêu hướng đến “Làm nông nghiệp tử tế vì sức khỏe người Việt bằng các sản phẩm từ thiên nhiên”, chị đã đóng góp cho sự phát triển bền vững của xã hội như thế nào?
Chị Trần Thị Hường: Suốt 5 năm qua Công ty MoriS đã cho ra đời nhiều dòng sản phẩm từ thiên nhiên tốt cho sức khỏe. Với mong muốn “Nâng cao sức khỏe cho người Việt bằng các sản phẩm từ thiên nhiên”. Đồng thời đã tạo công ăn việc làm ổn định cho hơn 40 bà con nông dân ở quê và nhân viên công ty. Các bác nông dân ở quê không phải bỏ quê lên thành phố tìm kiếm việc làm mưu sinh nữa. Đó là niềm hạnh phúc nhất của người làm sản xuất: Vừa tạo công ăn việc làm cho bà con, vừa mang đến các sản phẩm tốt cho người tiêu dùng.
Một điều đáng tự hào nữa, khi mình là một trong những người sáng lập câu lạc bộ “Quỹ trẻ em mồ côi Tony buổi sáng”. Hiện tại Quỹ đã kêu gọi được rất nhiều mạnh thường quân cùng chung tay góp sức nuôi gần 50 trẻ em mồ côi cha mẹ. Giúp các em có điều kiện học hành đến năm 18 tuổi mà không phải bỏ học giữa chừng. Với hy vọng cánh cửa tri thức sẽ giúp các em có một cuộc sống tươi đẹp hơn.
Từ tiền đề có sẵn là MoriS, chị đã tận dụng để áp dụng những công nghệ thế nào trong quá trình sản xuất Mola? Trong tương lai, mục tiêu và chiến lược cụ thể của chị là gì, để các sản phẩm thuần Việt vì sức khỏe người Việt được lan tỏa, phổ biến rộng rãi hơn nữa?
Chị Trần Thị Hường: Thật may mắn khi mình khởi nghiệp với Mola, và tận dụng được toàn bộ hệ thống cơ sở vật chất đang có của MoriS. Mình cũng áp dụng công nghệ lên men tự nhiên để tạo ra Mola hoàn hảo nhất: Dùng công thức Oxymel cổ đại của Hy Lạp là môi trường cho lợi khuẩn dạng ngủ đông trú ngụ để vượt qua môi trường axit dạ dày vào ruột non để sinh sôi phát triển. Về vùng nguyên liệu, Mola chọn những đơn vị uy tín như: Moshav Farm, giấm táo mèo Kim Ngân, ong Miền Núi với chứng nhận đạt tiêu chuẩn HACCP… vừa nâng cao chất lượng của mình vừa hỗ trợ phát triển sản phẩm nông nghiệp từng địa phương.
Hiện nay, nhà máy có công nghệ hiện đại sản xuất 1.000 đơn vị sản phẩm/ngày. Tất nhiên, dấn thân vào con đường sản xuất này, biết trước đầy rẫy những khó khăn, chông gai, nhưng mình luôn luôn đặt ra mục tiêu cụ thể: Nâng cao sức khỏe người Việt bằng các sản phẩm từ thiên nhiên.
Hiện nay diễn biến COVID-19 phức tạp, Mola gắng sức để có mặt trong một triệu gia đình Việt để tăng hệ miễn dịch người dùng bằng thói quen In - out của chính người sử dụng. Và mình cũng tin rằng, nếu chúng ta cùng nhau bình tĩnh, cố gắng giữ gìn sức khỏe thật tốt, với một tâm thế vững vàng để chiến thắng COVID-19 thì sức mạnh, hiệu quả của sản phẩm sẽ được lan tỏa và được sử dụng nhiều hơn nữa trong cộng đồng.
Cảm ơn những chia sẻ của chị!
End of content
Không có tin nào tiếp theo