Doanh nghiệp - Doanh nhân

Hàng hoá ách tắc tại nhiều địa phương khi phải chờ “giấy thông hành PCR”

DNVN - Việc UBND tỉnh Tiền Giang và Đồng Tháp yêu cầu tài xế container và xe tải di chuyển từ TP.HCM - ĐBSCL phải có xét nghiệm âm tính COVID-19 khi đi qua 2 địa phương quá đột ngột, khiến các nhà vận chuyển không chuẩn bị kịp đã làm tắc nghẽn hoạt động vận chuyển hàng hóa, gây thiệt hại nghiêm trọng hoạt động xuất khẩu.

Becamex IDC “bắt tay” Central Retail đưa GO! về Bình Dương / Dầu khí Á Đông khai trương Tổng kho và đại diện thương hiệu tại thị xã Thái Hòa

Thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam cho biết, Hiệp hội đã nhận được nhiều phản ánh của các doanh nghiệp kinh doanh thuỷ sản thủy sản về tình trạng hàng hoá ách tắc khi đi qua một số địa phương.

Cụ thể, theo phản ánh của các doanh nghiệp thuỷ sản, từ sáng ngày 8/7, toàn bộ xe container và xe tải di chuyển từ TP.HCM - ĐBSCL đang ách tắc tại các điểm chốt chặn vào tỉnh Tiền Giang và Đồng Tháp. Nguyên nhân là vì hai tỉnh này yêu cầu tài xế phải có kết quả xét nghiệm âm tính với COVID-19 bằng phương pháp Realtime RT-PCR (thời hạn không quá 3 ngày khi có kết quả xét nghiệm) mới được lưu thông qua địa phương.

Nhiều doanh nghiệp cho rằng, yêu cầu đột ngột này của UBND tỉnh Tiền Giang và Đồng Tháp khiến các nhà xe vận chuyển không kịp chuẩn bị, điều này đã làm tắc nghẽn hoạt động vận chuyển hàng hóa, dẫn đến thiệt hại nghiêm trọng hoạt động kinh doanh xuất khẩu thuỷ sản. Đặc biệt trong bối cảnh tình hình vận chuyển quốc tế trong nửa đầu năm vô cùng khó khăn, cước vận tải biển đã tăng gấp 5-7 lần, container khan hiếm.

Yêu cầu tài xế có xét nghiệm âm tính, cửa ngõ vào Tiền Giang kẹt xe kéo dài. Điều này đã làm tắc nghẽn hoạt động vận chuyển hàng hóa, gây thiệt hại nghiêm trọng hoạt động xuất khẩu.

Yêu cầu tài xế có xét nghiệm âm tính, cửa ngõ vào Tiền Giang kẹt xe kéo dài. Điều này đã làm tắc nghẽn hoạt động vận chuyển hàng hóa thuỷ sản, gây thiệt hại nghiêm trọng hoạt động xuất khẩu.

Hơn nữa, theo các doanh nghiệp kinh doanh thuỷ sản, với tình hình chống dịch như hiện nay, cơ sở y tế tại TP.HCM nhận kiểm nghiệm PCR không nhiều, thậm chí nếu có cũng phải chờ ít nhất 1-2 ngày mới có kết quả và kết quả này cũng chỉ có giá trị, thời hạn trong vòng 3 ngày. Đây là một yêu cầu hết sức gây khó khăn cho doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp cho biết thêm, mới đây, trước bối cảnh dịch bệnh COVID-19 bùng phát và diễn biến ở một số địa phương, ngày 28/5/2021, Bộ Y tế đã gửi Công văn số 4351/BYT-MT tới UBND (CV 4351) các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương trong việc tăng cường phòng, chống dịch COVID-19 trong vận chuyển hàng hóa. Trong đó đề nghị các tỉnh thực hiện xét nghiệm bằng test nhanh kháng nguyên SARS-COV-2 cho người điều khiển phương tiện vận chuyển đến, đi ra từ khu vực phong tỏa hoặc khu vực ổ dịch (vào thời điểm trước khi đến, đi ra và khi quay về).

“Trong công văn này của Bộ Y tế cũng chưa yêu cầu UBND các tỉnh cân nhắc nâng xét nghiệm đối với người điều khiển phương tiện vận chuyển hàng hóa từ phương pháp test nhanh sang PCR”, một doanh nghiệp kinh doanh thuỷ sản cho hay.

Về vấn đề này, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam cho rằng, hiện nay, các doanh nghiệp chế biến thủy sản đều đang đặt vấn đề an toàn, phòng chống dịch COVID-19 là ưu tiên hàng đầu. Vì nếu để tránh xảy ra sự cố đáng tiếc có thể khiến toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu thuỷ sản bị dừng lại, gây thiệt hại lớn tới doanh nghiệp.

Do đó, các doanh nghiệp đều chủ động trang bị đầy đủ nhà vệ sinh, nơi nghỉ độc lập cho các tài xế tại nơi dỡ hàng, đảm bảo tài xế không vào khu vực sản xuất, không có tiếp xúc với nhân viên công ty và người dân địa phương. Ngoài ra, khi đi vào - ra các địa phương, nhà vận chuyển cũng nghiêm túc thực hiện việc test nhanh COVID-19 theo đúng quy định.

Do đó, để vừa đảm bảo chống dịch theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế tại Công văn số 4351, cũng như đảm bảo lưu thông hàng hóa, tránh gây tình trạng hàng hoá ùn ứ tại cảng vì không nhập được hàng để chờ kết quả ở các điểm chốt, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam kiến nghị UBND các tỉnh nói chung, tỉnh Tiền Giang, Đồng Tháp nói riêng nên thực hiện như văn bản hướng dẫn trên của Bộ Y tế.

Đức Linh
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm