Doanh nghiệp - Doanh nhân

Các công ty nên lập tức làm gì cho nhân viên khi đại dịch xảy ra?

DNVN - Nhiều người nghĩ Regina Phelps, nhà tư vấn quản trị khủng hoảng, điên rồ khi cô thêm kế hoạch ứng phó với đại dịch vào hạng mục dịch vụ của công ty vào cuối những năm 1990.

Gạo hữu cơ Ong Biển Quảng Trị: “Sạch và vô cùng sạch” / CEO Minh Châu Computer chia sẻ “5 hệ" để phát triển doanh nghiệp

“Sau đó, vào năm 2006, khi dịch cúm gia cầm (dịch H5N1) bùng phát, những kế hoạch trước kia thực sự hữu ích, Phelps nói với CNBC Make It. Cúm gia cầm đã lây nhiễm cho ít nhất 800 người từ năm 2003 đến 2015, có tỷ lệ tử vong khoảng 60%, theo Tổ chức Y tế Thế giới.

Hôm nay, điện thoại Phelps, đang reo lên khi các công ty trên khắp nước Mỹ (và thế giới) đang điều chỉnh theo tình hình đại dịch do chủng mới virus corona gây ra, đã cướp đi hơn 7.100 sinh mạng trên toàn cầu.

“Tôi thức dậy mỗi buổi sáng vào khoảng 3 giờ - 3 giờ 30 và gọi điện từ 4 giờ sáng đến giờ”, cô nói.

Phelps là nhà sáng lập Giải pháp Quản lý An toàn và Khẩn cấp tại San Francisco, nơi cô tư vấn cho các công ty như Whole Food, Nike và Starbucks về các kế hoạch xử lý khủng hoảng, bao gồm cả khi các đại dịch có thể xảy ra.

Nhiều công ty đã hạn chế đi lại và yêu cầu nhân viên không cần thiết phải làm việc tại nhà. Dưới đây là bốn điều mà Phelps khuyên mọi doanh nghiệp cần phải làm ngay bây giờ cho nhân viên của mình để mọi thứ được kiểm soát.

Regina Phelps nhà tư vấn quản trị khủng hoảng và sáng lập Giải pháp Quản lý An toàn & Khẩn cấp tại San Francisco, Mỹ.

Regina Phelps nhà tư vấn quản trị khủng hoảng và sáng lập Giải pháp Quản lý An toàn & Khẩn cấp tại San Francisco, Mỹ.

Biết ai ốm

Đầu tiên, các công ty cần biết những gì đang xảy ra với nhân viên/nhà cung cấp của họ.

“Điều cốt yếu là, có bệnh gì không?” Phelps nói.

Quản lý nên liên tục kiểm tra với nhân viên của họ ngay cả khi họ đang làm việc tại nhà để xem liệu nhân viên của mình có bất kỳ triệu chứng ủ bệnh hoặc mắc bệnh kể từ khi rời văn phòng.

Điều chỉnh lại môi trường làm việc

 

Hơn thế nữa, nếu nhân viên không thể làm việc tại nhà, các công ty cần điều chỉnh lại nơi làm việc để hạn chế giao tiếp.

“Vậy nên chúng ta nói về việc cách nhau sáu bước chân, Phelps nói, "Không bắt tay và không trao đổi trực diện”.

Bàn làm việc cần phải được di chuyển và các khu vực mọi người hay chạm vào cần được làm sạch nhiều lần trong ngày.

“Tăng cường làm sạch tất cả các bề mặt bị tiếp xúc nhiều là vấn đề lớn của các công việc có sử dụng thiết bị hoặc máy móc để làm việc”, Phelps tiếp lời.

Ngoài ra, các công ty cần phải đóng cửa hết phòng giải lao và nhà ăn. Nhân viên, giờ, khi dùng bữa sẽ cần phải ngồi rải rác, và cách nhau ít nhất 2 mét.

 

Triển khai các dịch vụ hỗ trợ

Các công ty nên triển khai tất cả các dịch vụ của Chương trình Hỗ trợ Nhân viên nhằm hỗ trợ và tư vấn về cảm xúc cho nhân viên.

“Nhiều người sẽ cảm thấy không dễ chịu gì khi những cảm xúc này chỉ xảy ra với họ trong đêm”.

Theo kinh nghiệm của Phelps, nhiều người trở nên sợ hãi trong thời kỳ hỗn loạn như thế này và cảm thấy rất cô đơn. Vì vậy, điều quan trọng đối với các công ty là làm cho nhân viên của họ cảm thấy được hỗ trợ không chỉ trong công việc mà còn cả trong cuộc sống thường nhật.

Coi chừng kẻ lừa đảo

 

Những kẻ xấu thích ra ngoài vào những thời điểm khó khăn như thế này, Phelps chia sẻ.

“Có rất nhiều cuộc tấn công mạng đang diễn ra ngay lúc này thông qua các email lừa đảo nhắm vào mục tiêu đang làm chúng ta sợ hãi”, Keith Phelps nói.

Phelps cũng thúc giục các công ty nâng cấp các biện pháp bảo mật trong đại dịch và thông báo cho nhân viên cảnh giác nếu họ thấy bất cứ điều gì đáng ngờ. Nhân viên nên tuân theo hướng dẫn của công ty về các cuộc tấn công mạng.

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm