Chuyện doanh nghiệp: Phía sau triệu USD là..."gượng lên trong nước mắt"
Nước mắt và nụ cười công nghệ nước sạch MET / CEO Getfly – Từng là Giám đốc làm việc không lương, dám...hàng đầu Việt Nam
Không có thành công nào là dễ dàng, và cũng không có con đường nào trải đầy hoa hồng mà không có chông gai, thử thách. Chỉ có mạnh mẽ, bản lĩnh, tin vào bản thân, tin vào những gì mình đã, đang và sẽ làm chính là sức mạnh để có thể tiến lên, đi về phía trước gặt hái được những trái ngọt và đi tới được thành công.
Người mà tôi đang nói đến ở đây là Ngọc Hương – Fouder (Nhà sáng lập) của Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Thiên Nhiên Việt (với thương hiệu bột rau má Quảng Thanh nổi tiếng cả trong và ngoài nước). Ít ai biết được để đạt thành công và có nhiều đơn hàng xuất khẩu lớn như ngày hôm nay thì cô gái trẻ 9x ấy đã phải trải qua rất nhiều khó khăn, có những thời điểm những giọt nước mắt bất lực đã phải nhỏ xuống tưởng chừng như có thể gục ngã bất cứ lúc nào vì cô gái nhỏ bé ấy đã phải gặp quá nhiều rào cản bủa vây từ mọi phía.
Có những lúc bọn mình thực sự bế tắc, bị dồn đến bước đường cùng, và rơi vào tình cảnh lực bất tòng tâm”, Hương nghẹn ngào chia sẻ.
Hương cho tôi biết, khi quyết định cùng bạn về Củ Chi để khởi nghiệp với cây rau má, cả hai gặp đều thiếu thốn mọi thứ: Thiếu vốn, thiếu công nghệ, thiếu con người, thiếu cả quan hệ…, thứ duy nhất mà hai người có đó là niềm tin, sự quyết tâm cùng với cơ sở vật chất có hạn của bạn Hương dưới Củ Chi. Để ra được thành phẩm bột rau má đầu tiên ra thị trường, Hương đã phải mất rất nhiều công sức để nghiên cứu, kiểm nghiệm, thử sai liên tục (làm đi, làm lại rất nhiều lần).
Hương tâm sự, nhóm của mình đã từng phải dỡ bỏ một cơ sở sản xuất vì không nhận được sự hợp tác của chính quyền địa phương. Hương nhớ lại lúc đó là vào năm 2017 khi sản phẩm bột rau má đã được thị trường đón nhận, số đơn hàng tăng, Hương cùng bạn của mình đã thuê thêm một mảnh đất có diện tích 500 m2 để dựng một cái lán với mục đích ban đầu chỉ là nơi tập kết nguyên liệu. “Bọn mình thấy mảnh đấy này bị bỏ hoang, thấy tiếc nên thuê lại để làm lán tập kết nguyên liệu. Nhưng sau đó bị yêu cầu phá bỏ vì không xin được giấy phép (mặc dù cô đã tìm mọi cách, nỗ lực đi xin giấy phép, xin được hỗ trợ từ các cơ quan có thẩm quyền liên quan những đều không được đồng ý). Lúc này bọn mình thực sự bế tắc, bị dồn đến bước đường cùng, và rơi vào tình cảnh lực bất tòng tâm”, Hương nghẹn ngào chia sẻ.
Khi hỏi nỗi lo nhất của Hương là gì, Hương cười và nói “ bây giờ mình chỉ lo lắng nhất là sợ các sản phẩm của mình đơn hàng ngày càng nhiều mà không thể đáp ứng kịp”.
Có những lúc bị dồn đến bước đường cùng, muốn gục ngã, tưởng không thể gượng dậy được vì cảm giác mọi thứ cứ như đang quay lưng lại với mình. Thế nhưng, một triết gia đã từng nói, “trước khi muốn bỏ cuộc hãy nhớ lại lý do mình bắt đầu”, với nhiệt huyết của tuổi trẻ, Hương và bạn của mình vẫn quyết tâm phải làm cho bằng được. Xưởng bị dỡ bỏ rồi thì sẽ phải tìm cách khác để dựng lại nó lên. Với niềm tin và quyết tâm đó, rất may, Hương đã nhận được sự giúp đỡ của một chị gần đó. Chị đã đồng cảm với những gì cô gái trẻ ấy trải qua, tạo điều điện để cho nhóm của Hương thuê lại một nhà xưởng với đầy đủ trang thiết bị để Hương có thể sản xuất sản phẩm tại đó luôn được.
Cho đến hôm nay, khi mói thứ đã ổn đinh, thì ở thời điểm hiện tại, Hương lại quyết định tạo thêm thử thách cho chính bản thân mình đó là phát triển theo mô hình farm (mô hình nông trại khép kín). “ Quyết định làm farm là tham vọng rất lớn của mình cho sự phát triển đường dài sau này”, cô khẳng định.
“Không vốn, không có nhiều kiến thức, không có kinh nghiệm làm nông nghiệp… đó là những khó khăn nhất khi mình quyết định làm farm”. Có bao nhiêu tiền Hương đổ vào nông trại hết. Hương kể, khi làm farm trong 6 tháng đầu nhóm của Hương gần như không có doanh thu và phải chấp nhận chịu lỗ vì vẫn phải có tài chính cho những chi phí cố định hàng ngày.
Mọi thành quả có được đều phải đánh đổi bằng mồ hôi nước mắt.“ Trong thời gian đầu cần tiền nhiều đêm mình ngủ không có được. Lúc nào trong đầu cũng nghĩ phải làm sao có tiền chi trả cho trang trại, có tiền để xoay sản xuất, khấu hao cơ sở, trả tiền nhân công, chỉ nghĩ làm thế nào để hòa vốn là tốt làm rồi”, Hương dãi bày.
Tôi luôn bị hấp dẫn và thu hút bởi những câu chuyện của cô gái ấy. Mọi nỗ lực sẽ đều được đền đáp xứng đáng. Khi hỏi nỗi lo nhất của Hương là gì, Hương cười và nói: “Bây giờ mình chỉ lo lắng nhất là sợ các sản phẩm của mình đơn hàng ngày càng nhiều mà không thể đáp ứng kịp”.
Trong khi đa số các doanh nghiệp gặp khó khăn ở đầu ra thì Hương lại đang gặp khó khăn ở đầu vào của sản phẩm. Tưởng chừng là nghịch lý nhưng nó sẽ là kết quả tất yếu với với một con người giàu kiên định, nghị lực...
Tôi tin Hương sẽ thành công lớn hơn nữa!
Các sản phẩm của Quảng Thanh giờ không chỉ dừng lại ở bột rau má mà Hương đã tạo ra rất nhiều các sản phẩm từ bột rau để phục vụ cho người tiêu dùng như bột rau dấp cá, bột rau tía tô, bột trà xanh, bột lá sen, bột cần tây… nhận được sự ủng hộ rất nhiệt tình của khách hàng trong và ngoài nước.
Rất nhiều các sản phẩm bột rau đã được Hương nghiên cứu và đưa ra thị trường thời gian qua.
Hương bật mí cho tôi biết, có rất nhiều người gọi điện cũng như inbox cho Hương hỏi sao có thể có được những đơn hàng xuất khẩu hay quá vậy? Rồi em cười nụ cười sảng khoái. “ Cái này cũng kỳ lắm. Các đơn hàng xuất khẩu lớn của mình có được đều là từ những đơn hàng nhỏ trong nước. Mình luôn quan niệm khách hàng ở đâu bán ở đó, dù là khách hàng lớn hay nhỏ cũng đều được chăm sóc và phục vụ họ hết lòng thì mới có thể đưa nông sản Việt Nam đi lên được.
Nhiều người mình thấy chỉ chăm chăm vào xuất khẩu được, chăm chăm tìm các mối hàng từ bên nước ngoài mà quên đi khách hàng trong nước. Đây là một suy nghĩ không đúng. Vì nếu làm theo cách này các bạn ấy sẽ không có kết quả, càng cầu mong đơn hàng quốc tế thì sẽ càng không thấy đâu hết. Việc nhỏ chưa làm thì làm sao có thể làm việc lớn được”, Hương thẳng thắn chia sẻ.
End of content
Không có tin nào tiếp theo