Doanh nghiệp - Doanh nhân

Cơ hội khơi thông vốn cho các “kỳ lân công nghệ”

Giới chuyên gia kỳ vọng sự kiện Việt Nam - Mỹ xác lập quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện sẽ mở ra giai đoạn dòng vốn đầu tư từ Mỹ vào startup Việt Nam được khơi thông.

TP Hồ Chí Minh: Gặp gỡ 100 CEO các tập đoàn kinh tế xanh / Giám đốc công ty công nghệ lớn gây tranh cãi vì chiến lược tuyển dụng khác lạ

Sự kiện Việt Nam - Mỹ công bố xác lập quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện tiếp tục thu hút sự quan tâm đặc biệt của giới khởi nghiệp công nghệ Việt Nam, bởi lĩnh vực công nghệ, đổi mới sáng tạo nhiều lần được nhấn mạnh sẽ là trọng tâm của quan hệ hợp tác.

Giới chuyên gia kỳ vọng sự kiện sẽ mở ra giai đoạn dòngvốnđầu tư từ Mỹ vào startup Việt Nam được khơi thông tốt hơn, thúc đẩy nhanh hơn sự ra đời của các kỳ lân công nghệ tỷ đô tiếp theo của Việt Nam.

Đổi mới sáng tạo - Đầu tư là các trụ cột trong quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam và Mỹ. Có thể nhìn thấy ngay ví dụ cho điều này khi nhìn vào sàn giao dịch chứng khoán Mỹ. Giữa tháng 8, nhà đầu tư sản xuất ô tô điện VinFast chính thức được niêm yết tại Mỹ. Chỉ vài tuần sau đó, công ty công nghệ tỷ đô (kỳ lân công nghệ) VNG của Việt Nam đã công bố nộp hồ sơ đăng ký phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng, tìm đường để được niêm yết ở Mỹ. Quan hệ giữa hai nước được nâng cấp kỳ vọng sẽ khơi thông tốt hơn nữa dòng vốn vào các công ty khởi nghiệp công nghệ Việt Nam.

Cơ hội khơi thông vốn cho các “kỳ lân công nghệ” - Ảnh 1.

Nửa đầu năm nay, lượng vốn đầu tư vào startup Việt Nam tiếp tục xu hướng chững lại do bối cảnh vĩ mô khó khăn. (Ảnh minh họa - Ảnh: Báo Đầu tư)

Là đại diện doanh nghiệp công nghệ tham gia Hội nghị cấp cao Việt Nam - Mỹ về đầu tư và đổi mới sáng tạo, Momo cho rằng lĩnh vực tiềm năng nhất trong hợp tác giữa hai quốc gia là thúc đẩy dòng vốn đầu tư. Thị trường vốn giữa Việt Nam và Mỹ chưa liên thông do thiếu quy định cụ thể hứa hẹn sẽ được cải thiện.

"Tôi nghĩ Chính phủ hai nước có thể hợp tác để hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận các nguồn vốn này thông qua tổ chức định kỳ các diễn đàn về đầu tư công nghệ. Có thể tạo ra các "task force" - đơn vị hỗ trợ để các công ty công nghệ Việt Nam tiếp cận nhà đầu tư trên sàn chứng khoán của Mỹ", ông Nguyễn Mạnh Tường, Phó Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Tổng Giám đốc MoMo, cho biết.

Nửa đầu năm nay, lượng vốn đầu tư vào startup Việt Nam tiếp tục xu hướng chững lại do bối cảnh vĩ mô khó khăn, đạt khoảng 400 triệu USD. Các nhà đầu tư Mỹ chiếm tỷ trọng nhỏ.

Giới chuyên gia cho rằng, các giải pháp cải cách thể chế chính sách có vai trò quan trọng, như hoàn thiện các quy định thành lập quỹ đầu tư tại Việt Nam sao cho tiệm cận với thông lệ quốc tế.

 

"Chúng tôi sẽ kiến nghị để có những văn bản pháp lý cụ thể có ưu đãi cho những quỹ đầu tư mạo hiểm để họ cảm thấy Việt Nam có môi trường kinh doanh thuận lợi", ông Võ Xuân Hoài, Phó Giám đốc Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC), cho hay.

"Chúng tôi sẽ rà soát lại số lượng thành viên của các quỹ đầu tư thế nào, tỷ lệ nắm giữ của mỗi thành viên sao cho phù hợp. Sự tham gia rút vốn phải nhanh chóng hơn, để làm sao các quỹ đầu tư thành lập tại Việt Nam nhanh hơn", Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Duy Đông thông tin.

Theo giới quan sát, Mỹ vốn nổi tiếng có tiềm lực đầu tư mạo hiểm hàng đầu thế giới, quy mô đầu tư lên đến hàng trăm tỷ USD mỗi năm. Dư địa tiếp cận vốn cho startup Việt Nam là rất lớn.

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm