Cuộc chơi lớn của tỷ phú bậc nhất, nỗi cực biết tỏ cùng ai
4 bài học thành công được các tỷ phú chia sẻ năm 2019 / 5 tỷ phú kiếm “đậm” nhất năm 2019
Chịu đựng, chịu lỗ
Cuối tháng 11/2019,tỷ phú USD giàu nhất Việt NamPhạm Nhật Vượng bất ngờ công bố không tính 11.000 tỷ lãi vay và khấu hao hàng năm vào giá xe VinFast. Hãng chịu lỗ gần 300 triệu đồng cho mỗi chiếc Lux A2.0 bán ra. Đây là cốt lõi trong chiến dịch giá xe về mức "3 Không" của VinFast: không tính chi phí khấu hao, không tính chi phí tài chính (lãi phải trả của các khoản vay để đầu tư xây dựng nhà máy, vốn lưu động,... ) và không tính lãi để cạnh tranh đưa xe thương hiệu Việt tràn ra đường.
Tỷ phú Phạm Nhật Vượng dồn mọi nguồn lực cho công nghiệp và công nghệ. |
Tháng 12/2019, Vingroup cũng bất ngờ tuyên bố rút khỏi mảng bán lẻ khi tập đoàn này đang ở vị thế số 1 để tập trung nguồn lực cho công nghiệp - công nghệ. Đồng thời, cũng rút khỏi lĩnh vực hàng không khi tập đoàn đã lập hồ sơ xin cấp phép bay.
Ông Nguyễn Việt Quang - CEO của Vingruop cho hay, tập đoàn sẽ dồn toàn lực vào mục tiêu cốt lõi, thực hiện chính sách "thắt lưng buộc bụng", tái cấu trúc hoặc giải thể các công ty con không thuộc diện ưu tiên để tập trung cho VinFast và VinSmart, cho những dự án lớn, đủ sức đưa Vingroup trở thành một tập đoàn có tầm vóc trên trường quốc tế.
Và con số mới công bố đã gây bất ngờ, 2019, tổng cộng, hơn 67 ngàn sản phẩm ô tô - xe máy điện VinFast được đặt mua, trong đó hơn 17 ngàn ôtô và 50 ngàn xe máy điện, sau khoảng 1 năm ra mắt.
Như vậy, sau BĐS với thương hiệu Vinhomes, giờ đây Vingroup đang dẫn đầu trong nhiều lĩnh vực, từ du lịch (Vinpearl), Y tế (Vinmec), giáo dục (Vinschool, VinUni) đến bán lẻ (Vinmart - hợp tác với Masan), và là ô tô - xe máy điện (VinFast) và công nghệ (Vsmart)...
Trong năm 2019, giới đầu tư cũng chứng kiến sự bứt phá của Tập đoàn Thành Thành Công (TTC) với dấu ấn trở lại của ông Đặng Văn Thành.
Sau một thời gian ở ẩn, yên ắng dạy học và trồng chè, ông Đặng Văn Thành đã tái xuất với tham vọng trở thành "ông vua" trong ngành mía đường, rồi mở rộng sang lĩnh vực năng lượng tái tạo, giáo dục, y tế,...
TTC của ông Thành đã từng khốn đốn khi ngành đường trong nước đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức trong niên độ 2019/2020. Tập đoàn buộc phải có chính sách bán hàng linh hoạt nhằm giữ vững thị phần trong nước; duy trì xuất khẩu và hạ giá thành sản phẩm... để cạnh tranh với đường ngoại tràn vào
2019, TTC đã vươn lên trở thành nhà sản xuất điện hàng đầu, với tổng công suất vận hành các nhà máy điện của TTC đạt gần 500 MW, tăng 158 MW so đầu năm, mà đơn vị chủ lực là Điện Gia Lai (GEC).
Đại gia Việt xây hệ sinh thái chưa từng có, tham vọng lớn, mong muốn đổi thay |
Bên cạnh các nhà máy thủy điện vừa và nhỏ, TTC tập trung vào năng lượng tái tạo và đang thử nghiệm nhiều loại hình điện mặt trời mới mà nước Israel, Nhật Bản, Australia... đang phát triển thành công. TTC cũng ngày càng mở rộng đầu tư đa lĩnh vực: nông nghiệp, BĐS, năng lượng và du lịch, hướng đến mục tiêu trở thành một trong những tập đoàn đầu tư hàng đầu tại Việt Nam.
Cũng trong quá trình xây dựng các hệ sinh thái kinh doanh thuần Việt, các tỷ phú Việt đã có những cú bắt tay liên kết để 'kéo nhau' đi thậm chí vực nhau vượt qua vũng lầy nợ nần.
Tháng 8/2018, Thaco của ông Trần Bá Dương đã ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược với Hoàng Anh Gia Lai của ông Đoàn Nguyên Đức (Bầu Đức), qua đó bơm cả tỷ USD xây dựng nên một đế nông nghiệp hàng đầu trong khu vực.
Thaco của tỷ phú Trần Bá Dươngcũng bơm tiên để mua 35% cổ phần Thủy sản Hùng Vương (HVG) nhằm hỗ trợ “vua cá tra” Dương Ngọc Minh vượt qua khó khăn, đồng thời cùng với HAGL để thực hiện tham vọng vươn lên số 1 trong lĩnh vực nông nghiệp.
Với sự hợp tác, liên kết với Bầu Đức và ông Dương Ngọc Minh, ông Trần Bá Dương hướng tới một 'đế chế' nông nghiệp có tổng doanh thu xuất khẩu 2020 đạt 1,5 tỷ USD. Trong đó Thadi (công ty con của Thaco về mảng nông nghiệp) dự kiến mang về 600 triệu USD, HAGL Agrico của Bầu Đức 400 triệu và còn Thủy sản Hùng Vương 550 triệu USD.
Từ một DN công nghiệp ô tô, năm 2019 Thaco của ông Dương đã trở thành tập đoàn đa ngành với cơ khí, ô tô vẫn là chủ lực nhưng phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất công nghiệp quy mô lớn với chuỗi giá trị khép kín theo loại sản phẩm cây trồng, vật nuôi...
Các đại gia Việt liên kết để phát triển. |
Trong cộng đồng DN Việt, không ít doanh nhân khác đang xây dựng những hệ sinh thái kinh doanh khổng lồ để hướng tới sự phát triển bền vững trong tương lai. Masan của ông Nguyễn Đăng Quang phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vực hàng tiêu dùng nhanh và gần đây đẩy mạnh hoạt động trong lĩnh vực khai khoáng và bắt tay với tỷ phú Vượng trong lĩnh vực bán lẻ.
Hệ thống bán lẻ của ông Nguyễn Đức Tài không chỉ tập trung vào mảng điện thoại di động mà đang đẩy mạnh sang các lĩnh vực khác như Điện Máy Xanh, Bách Hóa Xanh, dược phẩm,... Nữ tỷ phú Phương Thảo phát triển mạnh mảng tài chính ngân hàng sau khi thành công vượt bậc trong lĩnh vực hàng không.
Tham vọng của các tỷ phú giàu nhất Việt Nam
Cùng với hệ sinh thái đang gầy dựng, tham vọng của cácdoanh nhân Việt là rất lớn. Tỷ phú Phạm Nhật Vượng dự kiến sẽ chi 2 tỷ USD từ tài sản riêng cho VinFast để bán ôtô điện sang Mỹ vào năm 2021. Cùng với đó, VinFast cũng đang đầu tư dự án sản xuất công nghiệp phụ trợ 5 triệu sản phẩm mỗi năm cho xe ôtô và các loại xe khác và dự kiến dự án hoàn thiện và đưa vào kinh doanh khai thác vào quý IV/2022.
Trong khi đó, sang 2020, theo ông Đặng Văn Thành, trong lĩnh vực nông nghiệp, ngoài việc cải tiến chất lượng với sản phẩm đường truyền thống, đường tinh luyện, đường vàng thiên nhiên, đường phèn cao cấp, đường ăn kiêng Isomalt,... Đặc biệt, với các dòng sản phẩm đường Organic, TTC Sugar đã xuất khẩu sang châu Âu - một trong những thị trường “khó tính” nhất, và 21 thị trường khác song song với việc phát triển, mở rộng thị trường nội địa.
Trong lĩnh vực bất động sản, TTC Land tăng cường phát triển, hợp tác với các đối tác quốc tế khibắt tay hợp tác vớiLotte E&C cuối 2019, dự kiến đầu tư khoảng 100 triệu USD vào các dự án. Còn ở lĩnh vực du lịch, cùng với sự tăng trưởng của ngành du lịch, TTC năm 2019 đón gần 2 triệu lượt khách đến thăm quan và lưu trú tại hệ thống khách sạn resort - khu vui chơi,... của tập đoàn.
Ông Đặng Văn Thành trở lại thương trường sau một thời gian im lặng dạy học và trồng chè. |
Các doanh nhân Việt nhiều thế hệ đang dồn tâm trí, mọi nguồn lực để xây dựng những hệ sinh thái kinh doanh lớn với mong muốn đổi thay và phát triển nền kinh tế Việt Nam. Với họ, vai trò của các doanh nhân không chỉ tạo ra tiền cho bản thân mình.
Theo ông Đặng Văn Thành, trách nhiệm của doanh nhân đầu tiên phải tạo ra giá trị giá tăng cho xã hội qua cân bằng cán cân thương mại, đó là trách nhiệm với đất nước. Trực tiếp xuất khẩu hay xuất khẩu tại chỗ, tạo ra nhiều sản phẩm cho xã hội hơn nữa. Đồng thời, tạo giá trị gia tăng cho khách hàng để tạo năng lực cạnh tranh. Cần có nhiều sản phẩm, hàng hóa, bao bì chất lượng, bảo đảm thị hiếu khách hàng. Quan trọng nhất là giữ được thị trường trong nước.
Đó còn là tạo giá trị gia tăng cho cán bộ nhân viên, hiểu họ đi theo mình để mong muốn có cuộc sống ổn định, có thu nhập tốt, đó là quyền lợi chính đáng. Muốn nhân viên thành tài phải tạo được môi trường giúp họ dụng võ, thoả mãn sáng tạo.
Cũng theo ông Đặng Văn Thành, trách nhiệm với nhà đầu tư, với đồng vốn của cổ đông là quan trọng. Nếu đầu tư dàn trải, thanh khoản có vấn đề thì lập tức khó khăn sẽ xảy ra. Phải có trách nhiệm đáp ứng quyền lợi chính đáng của cổ đông, thị giá giao dịch tốt. Và cuối cùng là nghĩa vụ nộp ngân sách đối với Nhà nước, đóng góp cho cộng đồng - xã hội.
Còn với ông Phạm Nhật Vượng, tiền chỉ là phương tiện làm việc mà mục tiêu của tỷ phú này được đề cập là "làm đẹp cho đời". Trong nhiều lần chia sẻ, ông Vượng khẳng định, mục tiêu của ông là làm được một thương hiệu Việt Nam nổi tiếng, được tôn trọng, được đánh giá cao trên thế giới. Đó là giá trị tinh thần cho cả dân tộc chứ không phải riêng Vingroup. Và VinFast chính là giấc mơ ô tô “Made in Vietnam”.
End of content
Không có tin nào tiếp theo