Doanh nghiệp - Doanh nhân

Đại hội cổ đông lần 3 bất thành, cổ đông lớn của Eximbank đòi bãi nhiệm hàng loạt thành viên Hội đồng quản trị

DNVN - Sáng 26/04, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xuất Nhập Khẩu (Eximbank) đã tổ chức họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2020 lần thứ 3 do 2 cuộc họp trước đó đều bất thành vì không đủ tỷ lệ tham dự.

Ngân hàng đồng loạt cảnh báo nạn mạo danh để chiếm đoạt tiền trong tài khoản / Eximbank: Những “kỷ lục bom tấn” trước đại hội cổ đông

Sáng 26/04, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xuất Nhập Khẩu (Eximbank) đã tổ chức họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2020 lần thứ 3 do 2 cuộc họp trước đó đều bất thành vì không đủ tỷ lệ tham dự.

Tại lần tổ chức này, dù chỉ có 92 cổ đông tham dự nhưng tỷ lệ cổ phần có quyền biểu quyết của Eximbank lên đến 94,5%. Tuy nhiên, khi đến phần biểu quyết thông qua quy chế tiến hành họp thì lại chỉ có 44,92%, tương ứng 521 triệu cổ phiếu biểu quyết đồng ý, tức có tới 54,69% không đồng ý. Vì vậy, ông Trần Ngọc Dũng, Trưởng ban Thẩm tra tư cách cổ đông tuyên bố không thông qua quy chế, đại hội không thể tiến hành.

Đại hội cổ đông lần thứ 3 của Eximbank bất thành

Đại hội cổ đông lần thứ 3 của Eximbank bất thành.

Ngay trước thềm đại hội, Eximbank cho biết đã nhận được kiến nghị của các nhóm cổ đông về việc miễn nhiệm hàng loạt các thành viên HĐQT.

Cụ thể, ngày 19/4, HĐQT Eximbank nhận được văn bản kiến nghị vấn đề đưa vào chương trình họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2020 của bà Kiều Vũ Thuỵ Uyên, đại diện theo uỷ quyền của nhóm cổ đông gồm CTCP Rồng Ngọc, CTCP Đầu tư và dịch vụ Helios, CTCP Thắng Phương, bà Thái Thị Mỹ Sang và bà Lưu Như Trân (chiếm 10,3% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết tại Eximbank). Nhóm cổ đông này đề nghị miễn nhiệm 5 thành viên HĐQT nhiệm kỳ VI (2015-2020) gồm ông Yasuhiro Saitoh, ông Lê Minh Quốc, ông Cao Xuân Ninh, ông Lê Văn Quyết, ông Ngô Thanh Tùng.

Trong cùng ngày, Hội đồng quản trị Eximbank tiếp tục nhận được văn bản kiến nghị của nhóm cổ đông gồm ông Nguyễn Tiến Dũng, ông Trần Công Cận, Lafelle Limited và Education Management Holdings Limited (sở hữu 11,2% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết) đề nghị miễn nhiệm 3 thành viên HĐQT nhiệm kỳ VI gồm ông Hoàng Tuấn Khải, ông Đặng Anh Mai và bà Lương Thị Cẩm Tú.

Duy nhất, ông Nguyễn Quang Thông không có tên trong danh sách đề nghị miễn nhiệm của hai nhóm cổ đông trên.

 

Chỉ trước đó vài ngày, trong cùng một hôm, HĐQT Eximbank đã công bố hai Nghị quyết có nội dung trái ngược nhau xoay quanh việc bầu và miễn nhiệm chức danh Chủ tịch HĐQT đối với ông Yasuhiro Saitoh. Vào ngày 6/4, Eximbank cho biết ông Yasuhiro Saitoh đã có đơn từ nhiệm chức danh Chủ tịch HĐQT. gày 13/4, căn cứ vào kết quả biểu quyết đa số tán thành của các thành viên, HĐQT ngân hàng đã thông qua việc miễn nhiệm chức danh Chủ tịch HĐQT đối với ông Yasuhiro Saitoh (vào lúc 10h15). Đồng thời, HĐQT cũng bầu ông Nguyễn Quang Thông tạm thời giữ chức danh này để chủ toạ các nội dung tiếp theo của cuộc họp HĐQT cho đến khi HĐQT bầu được chức danh Chủ tịch mới (vào lúc 10h45). Đáng chú ý, trong cùng ngày vào lúc 11h10, HĐQT cũng có thêm nghị quyết thông qua việc bầu ông Yasuhiro Saitoh giữ chức danh Chủ tịch HĐQT căn cứ vào biểu quyết đa số tán thành của các thành viên HĐQT vào lúc 11h10. "Các nội dung trước đây trái với Nghị quyết này hết hiệu lực thi hành", Nghị quyết này nêu rõ. Văn bản được ký bởi ông Yasuhiro Saitoh với chức danh Chủ tịch HĐQT.

Ngày mai 27/4, ngân hàng này sẽ tổ chức phiên họp thường niên năm 2021. Trong tài liệu gửi đến cổ đông, năm 2021, Eximbank đặt mục tiêu 2.150 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế; huy động vốn từ tổ chức kinh tế và dân cư tăng 10%, dư nợ cấp tín dụng tăng 15% so với năm 2020 (Ngân hàng sẽ điều chỉnh trong trường hợp Ngân hàng Nhà nước có thông báo mức tăng trưởng tín dụng khác trong năm 2021). Thu nhập từ lãi trên tổng tài sản có sinh lời dự kiến được cải thiện thêm 10-20 điểm cơ bản trong năm 2021. Thu nhập ngoài lãi (gồm thu nhập thuần từ dịch vụ, thu nhập thuần kinh doanh ngoại hối) đặt mục tiêu tăng 15% so với năm 2020.

Đồng thời, ngân hàng Eximbank cũng đã có kế hoạch tăng cường công tác xử lý nợ và trích thêm dự phòng để tất toán hết nợ VAMC ngay trong quý 1/2021. Tác động của những hành động quyết liệt này một mặt có thể làm cho kết quả kinh doanh của quý 1 không cao nhưng kỳ vọng, nhưng khi đã xử lý dứt điểm nợ VAMC thì gánh nặng dự phòng phải trích hàng năm trước đây sẽ không còn, và như thế mục tiêu 2.150 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế năm 2021 có thể đạt được. Trong các năm tiếp theo, lợi nhuận hứa hẹn tiếp tục cải thiện mạnh mẽ.

Minh Châu
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo