Doanh nghiệp 24h

ASEAN cần tái khởi động lại du lịch trong nội khối để hồi sinh ngành du lịch

DNVN - Trong báo cáo “Tourism Destination Market Insight – ASEAN (2021)”, công ty phân tích dữ liệu hàng đầu GlobalData cho biết, du lịch trong khối ASEAN sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc khôi phục nền kinh tế du lịch của các quốc gia thành viên.

Việt Nam lấy du lịch nội địa làm trọng tâm để phục hồi từ nay đến 2023 / Du lịch Việt Nam tận dụng cơ hội, chuẩn bị sẵn sàng cho giai đoạn phục hồi mạnh mẽ

Trong báo cáo “Tourism Destination Market Insight – ASEAN (2021)”, công ty phân tích dữ liệu hàng đầu GlobalData cho biết, du lịch trong khối ASEAN sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc khôi phục nền kinh tế du lịch của các quốc gia thành viên.

Công ty phân tích dữ liệu GlobalData vừa công bố báo cáo “Tourism Destination Market Insight – ASEAN (2021)”, Trong đó, du lịch giữa các nước ASEAN ghi nhận tổng cộng 44,3 triệu lượt khách trong năm 2019 và được dự kiến có mức tăng trưởng kép (CAGR) 5% từ năm 2019 đến năm 2024 trước khi đạt mức 56,6 triệu lượt khách vào năm 2024. Tuy trong năm 2020, Covid-19 đã khiến cho lượt khách du lịch nội khối ASEAN giảm 36,9% so với cùng kỳ năm 2019, xuống chỉ còn 27,9 triệu lượt nhưng GlobalData cho biết du lịch trong khối ASEAN có thể sẽ là chìa khóa giúp khôi phục du lịch trong khu vực khỏi Covid-19. Lý do cho dự đoán này là việc đi lại trong khối tốn chi phí thấp và du khách cũng có xu hướng đi du lịch gần nhà hoặc chọn các điểm đến gần trước.

Nhà phân tích Gus Gardner của GlobalData cho biết: “Năm 2019, du lịch nội khối ASEAN chiếm tổng cộng 32,3% tổng số khách du lịch – điều này cho thấy tầm quan trọng của du lịch giữa các nước ASEAN. Các du khách sẽ có nhiều khả năng lựa chọn các điểm đến gần nhà trước áp lực ngân sách du lịch ít cũng như do các hạn chế mà Covid-19 đã gây ra. Nếu các nước thành viên nới lỏng các chính sách thị thực với nhau, các rào cản đi lại sẽ thấp và từ đó giúp gia tăng lượt đi lại giữa các nước hậu Covid-19”. Hơn nữa, việc phê chuẩn hiệp định thị trường hàng không ASEAN cũng đã tăng mức độ cạnh tranh và khả năng tiếp cận của các chuyến bay nội khối. Các hãng hàng không giá rẻ với giá vé thấp và tần suất đường bay cao đã góp phần tạo ra một mạng lưới kết nối rộng lớn trong toàn khu vực, tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho du khách đi du lịch trong khối ASEAN. Trước những lo ngại về tài chính cá nhân ngày càng tăng do COVID-19, việc các chuyến bay đa dạng và chi phí tiết kiệm sẽ đóng vai trong quan trọng trong việc kích cầu du lịch trong tương lai gần.

“Dù tính cả tác động của Covid-19, du lịch trong khối được dự báo sẽ đạt được tốc độ tăng trưởng lành mạnh. Các điểm đến trong khu vực có sự tương đồng về văn hóa và các biện pháp nghiêm ngặt để đối phó với dịch bệnh, vì thế xu hướng đi du lịch tới các nước trong khu vực có khả năng sẽ gia tăng. Loại hình du lịch này sẽ mang lại nguồn thu cần thiết cho các công ty du lịch và có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc phục hồi nền kinh tế du lịch trước khi du khách bắt đầu đi du lịch đến các nước xa hơn” – Gus Gardner kết luận.

Các điểm đến trong chính khu vực ASEAN sẽ là những điểm đến đầu tiên trong khu vực sau khi du lịch quốc tế được nối lại

Các điểm đến trong chính khu vực ASEAN sẽ là những điểm đến đầu tiên trong khu vực sau khi du lịch quốc tế được nối lại.

Trong các quốc gia Đông Nam Á, Thái Lan là quốc gia phụ thuộc nhiều nhất vào lượng khách du lịch quốc tế, đặc biệt tại những khu vực được biết đến như thiên đường du lịch Phu Ket hay Pattaya, vì vậy Thái Lan luôn là quốc gia nóng lòng nhất trong việc phục hồi lại nền kinh tế du lịch. Theo kế hoạch phục hồi du lịch mới nhất của Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan, quốc gia này đang cân nhắc thực hiện một chương trình tái mở cửa được chia thành 4 giai đoạn, trong đó giai đoạn 1 bắt đầu từ ngày 1/4 sắp tới với dự án “Wellness Leisure area Q and Hotel Q” và kéo dài đến cuối tháng 5.

Giai đoạn 1 (tháng 4-5): Wellness Leisure (nghỉ dưỡng chăm sóc sức khỏe): Các du khách phải ở yên trong phòng của mình trong vòng 3 ngày đầu tiên với số lượng từ 1-4 người/phòng. Đến ngày thứ 4, họ sẽ được sử dụng một số dịch vụ với thời gian hạn chế trong vòng 1 tiếng/ngày nếu nhận được kết quả xét nghiệm âm tính lần đầu. Lần xét nghiệm thứ 2 sẽ được lấy mẫu và trả kết quả vào ngày 12, và nếu lại có kết quả âm tính, du khách sẽ được phép sử dụng nhiều dịch vụ và tiện nghi khách sạn hơn trong thời gian còn lại của quá trình cách ly bắt buộc 14 ngày.

Giai đoạn 2 (tháng 6-9): Exclusive Travel Area (đi lại tự do trong khu vực chuyên biệt): Du khách sẽ tận dụng quá trình cách ly 10 ngày để đi lại trong khu vực chuyên biệt và sẽ được tự do đi lại trong toàn bộ Thái Lan sau khi hoàn thành quy trình cách ly. Các khu vực chuyên biệt dự kiến sẽ nằm ở Phuket, Pattaya, Krabi, Chiang Mai, Surat Thani (Khon Tao, Koh Samui và Koh Phangan), Phangnga và Bangkok.

Giai đoạn 3 (tháng 10-12): Sandbox (thí điểm tự cách ly): Các du khách đã được tiêm phòng và có kết quả xét nghiệm âm tính sẽ được tự cách ly tại khu vực riêng thuộc 7 tỉnh (hầu hết là các điểm du lịch biển) để cách ly trong vòng 1 ngày. Ngoài ra, du khách sẽ phải chuẩn bị giấy xác nhận tiêm phòng thay vì các giấy tờ xác nhận nhập cảnh như trước đây. Bộ cũng cho biết sẽ có 70% dân số tại 5 tỉnh này được tiêm phòng

 

Giai đoạn 4 (từ tháng 1/2022): Self Quarantine (tự cách ly 1 ngày): Các khu vực tự cách ly sẽ xuất hiện trên khắp cả nước. Du khách cũng sẽ được lưu trú đến 45 ngày (tăng thêm 15 ngày so với quy định hiện hành), tận dụng thị thực đặc biệt dành cho du khách (STV), thị thực dài hạn Elite hoặc thị thực dành cho chương trình cách ly trên du thuyền. Theo đề xuất, du khách từ UAE, Israel, Đài Loan, Hồng Kông, Singapore và có thể cũng có du khách Ấn Độ và Nga sẽ được nhập cảnh vào các địa phương đủ điều kiện nới lỏng hạn chế, bao gồm: Phuket, Krabi, Surat Thani (các đảo Samui, Tao và Phangan), Chonburi (Pattaya) và Chiang Mai.

Trong khi đó, Singapore đã đàm phám với New Zealand và Malaysia hướng tới thỏa thuận về việc công nhận chứng chỉ tiêm chủng Covid-19 của nhau. Bộ trưởng ngoại giao Singapore và Malaysia trong một cuộc họp ngày 23/3 đã đồng ý khôi phục dần việc đi lại xuyên biên giới cho các nhóm du khách khác ngoài chương trình Làn đường Xanh đối ứng và Thỏa thuận đi lại định kỳ hiện có. Hai nước láng giềng cũng thảo luận về kế hoạch triển khai tiêm chủng trong nước tương ứng để tiêm chủng cho người cư trú dài hạn và các cách thức để tạo thuận lợi cho việc đi lại xuyên biên giới giữa cả hai nước trong tương lai gần.

Tại Indonesia, ngày 1/3, Bộ Du lịch và Kinh tế Sáng tạo Indonesia đã công bố kế hoạch mở cửa trở lại "thiên đường du lịch" Bali thông qua chương trình "Hành lang không Covid". Ngày 16/3, Tổng thống Widodo thông báo mở cửa ba "vùng xanh" tại đảo Bali cho khách du lịch, trong bối cảnh số ca mắc COVID-19 giảm rõ rệt kể từ khi quốc gia này tiến hành chiến dịch tiêm chủng toàn quốc. Theo thông tin, Bali sẽ chính thức được mở cửa trở lại từ 1/7.

Còn tại Việt Nam, Cục Hàng không đề xuất triển khai các chuyến bay quốc tế thường lệ có chở khách vào Việt Nam theo 3 giai đoạn. Các hãng bay cho biết đang cùng các cơ quan trong và ngoài nước nghiên cứu, xây dựng, thử nghiệm 'hộ chiếu vắc xin' cũng như phương án mở lại đường bay quốc tế một cách an toàn, theo các giai đoạn.

Minh Châu
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm