Doanh nghiệp bất động sản: Vượt qua “đáy” của giai đoạn khó khăn
Cà Mau: Sẵn sàng cho Festival Tôm 2023 / Khẩn trương xây dựng cơ chế giá điện nhập khẩu từ Lào
Trong loạt chỉ đạo tháo gỡ khó khăn cho thị trườngbất động sảntại hội nghị mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Xây dựng nghiên cứu, hướng dẫn doanh nghiệp bất động sản giảm giá bán, cơ cấu lại phân khúc.
Thực tế, bên cạnh sự hỗ trợ của Chính phủ và các bộ, ngành, việc cơ cấu lại sản phẩm, giá thành là một trong nhiều giải pháp đang được các doanh nghiệp bất động sản tập trung triển khai trong quá trình tái cấu trúc mạnh mẽ thời gian qua.
Trước những khó khăn về thanh khoản, các doanh nghiệp đã tính toán nhiều giải pháp để cơ cấu lại giá bán sản phẩm, kích cầu thị trường.
Với Nam Long Group là việc cần phải "tối ưu hóa" tất cả hoạt động, từ việc chuẩn hóa quy trình xây dựng, phối hợp với các nhà thầu và đơn vị cung cấp vật liệu đến quy trình phát triển dự án.
Bằng chứng là chỉ trong 2 tháng 10 và 11 vừa qua, doanh số bán hàng của doanh nghiệp đã tăng gần gấp đôi so với 9 tháng đầu năm nay.
Trước các áp lực còn tồn tại, đây là thời điểm các doanh nghiệp bất động sản ưu tiên quản trị rủi ro, tái cấu trúc thay vì đặt mục tiêu tăng trưởng và có lợi nhuận. (Ảnh minh họa - Ảnh: Báo Đầu tư)
"Khi tối ưu hóa được như vậy, chúng tôi tiết kiệm được thời gian và tiết kiệm chi phí. Tổng hợp tất cả những điểm đó, chúng tôi sẽ tối ưu hóa và giúp giảm được chi phí xây dựng, phát triển dự án. Lúc đó chúng tôi sẽ giảm được giá thành của những sản phẩm cung cấp ra thị trường", ông Trần Xuân Ngọc, Tổng Giám đốc Nam Long Group, cho biết.
Tái cơ cấu danh mục đầu tư, tập trung vào các dự án đáp ứng nhu cầu ở thực, song song đó, tái cơ cấu đòn bẩy tài chính, thậm chí là thanh lý bán tài sản…, Công ty CP Phát triển Bất động sản Phát Đạt chia sẻ đến nay gần như đã vượt qua được "đáy" của giai đoạn khó khăn này.
"Bản thân doanh nghiệp phải tự nỗ lực, nhanh chóng tái cơ cấu các danh mục đầu tư, danh mục các dự án, danh mục các tài sản, tạo thanh khoản các tài sản đó để có dòng tiền; phải đẩy nhanh pháp lý các dự án, khi các dự án được khơi thông về mặt pháp lý sẽ đẩy nhanh được các việc khác", ông Bùi Quang Anh Vũ, Tổng Giám đốc, Công ty CP Phát triển Bất động sản Phát Đạt, cho hay.
Với nhiều doanh nghiệp được gỡ pháp lý nhưng nội lực cạn kiệt, ngoại lực là giải pháp. Trong năm qua, thị trường mua bán - sáp nhập (M&A) bất động sản cũng ghi nhận những thương vụ lớn, chủ yếu là doanh nghiệp nội bán dự án hoặc hợp tác với đối tác ngoại.
"Bất động sản là một lĩnh vực kinh doanh có rất nhiều chu kỳ tốt và xấu, tôi cho rằng các chủ đầu tư Việt Nam đang đi đúng hướng. Họ cần củng cố nội tại để trở nên hiệu quả hơn. Thông qua các thương vụ M&A, họ có thể làm việc cùng những nhà đầu tư nước ngoài đã có nhiều kinh nghiệm và sẵn sàng nguồn vốn", ông Angus Liew, Chủ tịch Hội đồng thành viên Gamuda Land Vietnam, nhận định.
Nhiều doanh nghiệp cho biết thời gian tới, họ tiếp tục thực hiện việc tinh gọn bộ máy, thoái vốn, chuyển nhượng dự án và cẩn trọng việc không đầu tư ngoài ngành… Trước các áp lực còn tồn tại, đây là thời điểm họ phải ưu tiên quản trị rủi ro, tái cấu trúc thay vì đặt mục tiêu tăng trưởng và có lợi nhuận.
End of content
Không có tin nào tiếp theo