Doanh nghiệp - Doanh nhân

Doanh nghiệp nỗ lực giảm dấu chân carbon trong hoạt động sản xuất

Dấu chân carbon được hiểu là tổng lượng khí thải nhà kính xuất phát từ quá trình sản xuất, sử dụng các sản phẩm công nghiệp hoặc dịch vụ của con người.

Quảng Nam: Hơn 310 tỷ đồng thực hiện liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp / VinFast nói gì về việc niêm yết cổ phiếu ở sàn chứng khoán Mỹ?

Mỗi doanh nghiệp đều có dấu chân carbon và việc hạn chế dấu chân carbon càng nhiều thì quá trình sản xuất, tăng trưởng của doanh nghiệp đó lại càng xanh.

Việc giảm thiểu dấu chân carbon đang dần trở thành yêu cầu bắt buộc với nhiều loại hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam. Lựa chọn việc trồng rừng, để trung hoà, hấp thụ lượng khí thải nhà kính cũng được coi là cách để khoá dấu chân carbon - việc làm thiết thực mà doanh nghiệp đang thực hiện.

Doanh nghiệp nỗ lực giảm dấu chân carbon trong hoạt động sản xuất - Ảnh 1.

Lập bờ bao, giăng lưới để giữ lại các hạt cây mắm trên bãi bồi - đây là bước quan trọng nằm trong dự án khoanh nuôi tái sinh 25 ha rừng ngập mặn tại Vườn quốc gia mũi Cà Mau. Với mức đầu tư 4 tỷ đồng, Vinamilk hy vọng trong 6 năm nữa, những cánh rừng mắm là bể hấp thụ từ 17.000 - 20.000 tấn carbon, lượng hấp thụ CO2 này tương đương với lượng phát thải của gần 16.000 chiếc xe ô tô chở khách thải ra mỗi năm.

Doanh nghiệp cũng đã khởi động dự án "Trồng cây hướng đếnNet Zero" trong 5 năm tới để hình thàng nên các cánh rừng Net Zero Vinamilk tại nhiều địa phương với ngân sách 15 tỉ đồng. Cácdự án trồng rừngđã giúp doanh nghiệp có các nhà máy và trang trại đầu tiên đạt trung hòa carbon.

Doanh nghiệp nỗ lực giảm dấu chân carbon trong hoạt động sản xuất - Ảnh 2.

Còn với doanh nghiệp Masan High-Tech Materials, họ cũng đã trồng mới phủ xanh được 58ha trên chính diện tích khai khoáng của họ. Theo tính toán lượng hấp thụ carbon của 40 ha cây xanh trồng ngay tại khu mỏ đạt trên 5.000 tấn. Việc giảm phát thải, tăng hấp thụ carbon đã nằm trong chiến lược phát triển bền vững của doanh nghiệp từ lâu.

Giảm thiểu dấu chân carbon trong chuỗi giá trị là điều cần thiết để tiến đến mục tiêu Net Zero của Chính phủ, nhưng ngay với các doanh nghiệp đây cũng bước đi quan trọng để nâng cao tính cạnh tranh cho sản phẩm của họ trên thị trường.

Chỉ số lượng phát thải carbon trên từng sản phẩm đã được nhiều quốc gia áp dụng. Sản phẩm có lượng phát thải carbon càng ít thì càng cạnh tranh, là sự lựa chọn hàng đầu của nhiều nhà mua hàng hiện nay.

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm