Doanh nghiệp - Doanh nhân

Huawei không theo đuổi thành công 'sớm nở tối tàn'

Không đổi mới mù quáng, cũng không hài với thành tựu nhỏ… là tinh thần mà Nhậm Chính Phi truyền đến nhân viên trong hành trình xây dựng đế chế Huawei.

BMW đạt ngôi vương doanh số xe sang tại Mỹ năm 2020 / Gỡ khó cho doanh nghiệp không nên là việc 'xuân thu nhị kỳ'

Nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi ví von các quyết sách của Huawei không bóng bẩy, hướng đến lợi ích ngắn hạn để tạo ra thành công sớm nở tối tàn như đóa phù dung.

Ông không cổ xúy cho sự phát triển vội vã, những phát minh xa rời thực tế, đổi mới mù quáng. Ngược lại, ông xác định con đường phát triển bền vững của Huawei là dựa vào nhu cầu của khách hàng, sáng tạo gắn liền với thực tế, dựa trên nguồn lực chung, không ngừng nỗ lực nghiên cứu và phát triển.

Không tạo ra sự phát triển kỳ lạ

Định nghĩa của ông Nhậm về sự đổi mới không có nghĩa là phải tạo ra những sự thay đổi kỳ lạ, tạo ấn tượng, thay vào đó là chịu trách nhiệm với sản phẩm, thực hiện sứ mệnh của doanh nghiệp.

“Đừng phức tạp hóa những điều đơn giản mà hãy đơn giản hóa những điều phức tạp. Miễn cưỡng đổi mới để tạo ra những tiêu chuẩn khác biệt là biểu hiện của sự thiếu chín chắn. Doanh nghiệp chúng ta ủng hộ sự đổi mới, mục đích của nó nằm ở công nghệ cao, chất lượng, hiệu suất cao và lợi ích cao của sản phẩm”, Nhậm Chính Phi viết trong lá thư gửi nhân viên.

Ông cho rằng theo đuổi công việc nghiên cứu phát triển sản phẩm chưa hẳn là sáng tạo, tối ưu hóa sản phẩm cũ không có nghĩa là không đổi mới. Thay vào đó, mỗi nhân viên R&D của Huawei phải thay đổi từ việc chịu trách nhiệm về kết quả nghiên cứu khoa học thành trách nhiệm với sản phẩm, “phải đem hết tâm sức đặt vào sản phẩm, qua đó thực hiện sứ mệnh của doanh nghiệp là hết lòng phục vụ khách hàng”, ông Nhậm viết.

Bi quyet thanh cong anh 1

Nhậm Chính Phi muốn mọi nghiên cứu, sáng tạo phải gắn liền với khách hàng, có tính ứng dụng.

Điều thú vị trong chiến lược quản trị của ông Nhậm đó là thực dụng để thành công bền vững. “Có những thứ rất khó lý giải. Tôi tạo ra những thứ rõ ràng là đột phá trong lĩnh vực ít người chạm tới, còn người khác tạo ra những thứ có tính đại chúng rất cao, thế mà người ta lại được trao giải thưởng sáng tạo. Một kỹ thuật viên đừng nên sùng bái thứ tôn giáo mang tên kỹ thuật mà hãy trở thành một thương nhân. Kỹ thuật của bạn là để đem bán kiếm tiền, kỹ thuật bán được mới có giá trị”, nhà sáng lập nêu rõ quan điểm trongGiá trị cốt lõi của Huawei.

Ông cho rằng nhà sáng tạo và sản phẩm đột phá chân chính là phải gắn liền với cuộc sống, có tính thực tế cao, cắt giảm chi phí không cần thiết, tạo nên sản phẩm ổn định và có được sự hài lòng của khách hàng.

Đặt sự phát triển của công ty gắn liền với khách hàng, thấu hiểu và đáp ứng họ chính là cách Huawei tạo nên sản phẩm công nghệ có tính cách mạng, đột phá nhưng không viển vông, xa rời cuộc sống. Ông thiết lập một chế độ trao đổi nhân viên độc đáo, khi hàng năm, 5% nhân viên R&D sẽ trở thành nhân viên bán hàng và ngược lại. Điều này giúp các bộ phận mang kiến thức, hiểu biết, nhu cầu của mình vào việc sản xuất thực tiễn.

Trong một bài phỏng vấn đặc biệtThe Secret of Huawei’s Success(Bí mật thành công của Huawei), được thực hiện bởiWall Street Journal, Chen Lifang, phó chủ tịch cấp cao của Huawei cho biết: “Có 3 yếu tố tạo nên thành công của Huawei. Đầu tiên và quan trọng nhất là R&D, tiếp theo là công nghệ và đổi mới. Trong 10 năm qua, Huawei đầu tư25 tỷ USDcho điều này”.

Thành công bước đầu là những cái bẫy, khi dư luận, người dùng bắt đầu dành cho Huawei những lời khen ngợi. Tuy nhiên, nếu hài lòng với việc đó, doanh nghiệp không ngừng tiến lên sẽ giậm chân tại chỗ, thậm chí, thụt lùi.

 

Bi quyet thanh cong anh 2

Bi quyet thanh cong anh 3

Điều làm nên thành công của Huawei là sự đầu tư nghiêm túc vào R&D, công nghệ và con người.

“Đằng sau sự thịnh vượng là muôn vàn nguy cơ. Nguy cơ vốn không phải là đặc điểm của sự thịnh vượng mà là ý thức của cá nhân sống trong sự thịnh vượng ấy. Trước hết chúng ta cần phải tồn tại, mà điều kiện cần và đủ chính là ở việc có được thị trường hay không. Không có thị trường thì không có quy mô, thiếu quy mô thì không có chi phí thấp. Không có chi phí thấp, không có chất lượng cao thì khó lòng cạnh tranh được, hệ quả tất yếu là suy vong”, Nhậm Chính Phi viết trong Chớ làm đoá phù dung sớm nở tối tàn.

Học hỏi để không chệch hướng

“Chúng ta có thể học hỏi. Thậm chí chúng ta cần học từ những công ty khác”, Chen Lifang thuật lại lời của Nhậm Chính Phi. “Khi Huawei còn rất nhỏ, ông Nhậm đã yêu cầu chúng tôi không ngừng học hỏi”, tờ WSJ dẫn lời bà Chen.

 

Để nâng cao chất lượng nhân viên, ông Nhậm cho rằng nền tảng ý thức, tri thức rất quan trọng. Nhà sáng lập mời giảng viên đại học về đào tạo cho nhân sự cấp cao, cùng với việc thường xuyên chia sẻ về tầm nhìn, tham vọng lẫn triết lý kinh doanh theo đuổi sự thành công bền vững. Ông hy vọng những nỗ lực đó giúp con người Huawei có khả năng tổng hợp, khai mở tầm nhìn, thay đổi tư duy.

Nhà sáng lập này chỉ ra điểm yếu của Trung Quốc là có rất nhiều ngành công nghiệp nhưng không có ngành công nghiệp của riêng mình, do thiếu công nghệ cốt lõi. Khi nắm bắt công nghệ cốt lõi, Huawei có thể tiến xa, nhanh hơn mà không phụ thuộc vào hay chịu sự kiểm soát của người khác.

Để thực hiện điều đó, gã khổng lồ mạnh tay chi cho việc sở hữu trí tuệ, đầu tư vào nghiên cứu và phát triển ngay trong bối cảnh suy thoái toàn cầu. Quyển Hành trình lập nghiệp Nhậm Chính Phi viết: “Năm 2009, chi phí R&D của Huawei đạt 13,3 tỷ NDT, tăng 27,4% nhân viên của khối này. Từ đó, Huawei là tập đoàn hiếm hoi trên thế giới có nhân viên R&D chiếm đến 46% tổng số nhân viên. Tập đoàn này cũng có 17 trung tâm nghiên cứu được thành lập ở Mỹ, Thuỵ Điển, Nga, Ấn Độ… với gần 20 trung tâm đổi mới được thành lập với các đối tác hàng đầu”.

Bi quyet thanh cong anh 4

P30 Pro là đại diện tiêu biểu của sự học hỏi, hợp tác không ngừng để tạo ra sản phẩm hướng đến người dùng.

Huawei không muốn bị nuốt chửng, hay bị hất cẳng ngay trên thị trường nội địa. Nhậm Chính Phi trăn trở về sự thành công đến mức độc quyền, không thể thay thế của một số hãng công nghệ hàng đầu. Ông nhận ra, những tập đoàn này có điểm chung là “sở hữu độc quyền về bằng sáng chế". Các lĩnh vực như máy ảnh kỹ thuật số, DVD, TV, máy nghe nhạc, máy tính, điện thoại di động… đều có sở hữu trí tuệ thuộc quyền kiểm soát của họ. Điều này cũng đúng với hệ điều hành máy tính phổ biến nhất hành tinh.

 

Từ đây, Nhậm Chính Phi đưa ra một trong những quyết sách quan trọng nhất của Huawei: Đẩy mạnh sở hữu trí tuệ để phát triển bền vững và độc lập, đồng thời, đẩy mạnh hợp tác để tiến nhanh và xa. Huawei cũng làm điều khác biệt so với 90% doanh nghiệp Trung Quốc, đó là đăng ký sở hữu trí tuệ. Ông nhận ra, chỉ khi thực hiện chiến lược bảo vệ sở hữu trí tuệ một cách kiên quyết thì Huawei mới có thể bước ra cạnh tranh với thị trường thế giới, giành quyền kiểm soát thị trường và quyền phát ngôn.

Bi quyet thanh cong anh 5

Những kỳ tích Huawei đã giúp tập đoàn trở thành một trong những thương hiệu giá trị nhất thế giới.

Ngoài cải thiện chất lượng nền tảng từ nội bộ, ông Nhậm nhấn mạnh hợp tác bình đẳng và rộng mở giúp tăng nhanh chóng thế mạnh của của Huawei. Sự thành công có tính đột phá của công ty này còn đến từ những sự hợp tác chiến lược. Quan điểm của ông Nhậm từ ngày lập nghiệp đó là Huawei không ngại bắt chước, học hỏi và hợp tác.

“Khởi nghiệp bằng cách bắt chước những điều đã có, học hỏi cả những thành công và thất bại của họ giúp đảm bảo doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và nguồn lực. Đồng thời, doanh nghiệp non trẻ được đảm bảo không đi chệch hướng”, tác giả Hy Văn giải thích quan điểm này trongHành trình lập nghiệp của Nhậm Chính Phi. Việc hợp tác với gã khổng lồ, tận dụng công nghệ của họ giúp hãng công nghệ Trung Quốc tiến nhanh hơn với mức chi phí thấp và độ ổn định của sản phẩm cao.

Điển hình của mối hợp tác, cộng hưởng lợi ích và tầm ảnh hưởng này là sự bắt tay của Huawei với Leica trên mẫu smartphone P30 Pro.

 

Với sự hợp tác chiến lược này, Huawei một lần nữa ghi tên mình vào danh sách những thiết bị di động tốt nhất thế giới. Sự hợp tác này bắt đầu từ email đề nghị hợp tác của Huawei vào năm 2013 - khi hãng chưa có vị thế ông lớn ngành công nghệ. Hai thương hiệu tiến hành những nghiên cứu trong phòng thí nghiệm, tập trung thiết kế ống kính quang học và chất lượng hình ảnh, giải quyết các vấn đề về màu sắc, tiêu cự, nhiễu hạt, độ méo ảnh… Thành quả của hợp tác chiến lược là người dùng sở hữu chiếc smartphone P30 Pro có chất lượng ảnh chụp mang chất lượng, tinh thần, đẳng cấp của Leica - hãng máy ảnh huyền thoại.

“Cởi mở và hợp tác là xu hướng chủ đạo của các doanh nghiệp. Mọi người đều nhận thức được rằng trong tương lai không ai đủ khả năng thống trị thế giới, chỉ có tăng cường hợp tác mới tạo được lợi ích chung tối đa”, Nhậm Chính Phi viết trong lá thư gửi nhân viên.

Việc phát triển toàn cầu, định hướng phát triển bền vững, Huawei lập kỳ tích về doanh số, trở thành tập đoàn giá trị toàn cầu. Theo WSJ, ngay trước khi Mỹ áp lệnh “phong tỏa” Huawei, 65% lợi nhuận của tập đoàn đến từ bên ngoài Trung Quốc. Một gã khổng lồ công nghệ bước khỏi ranh giới quốc gia, trở thành thương hiệu giá trị hàng đầu thế giới.

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm