Doanh nghiệp - Doanh nhân

Gỡ khó cho doanh nghiệp không nên là việc 'xuân thu nhị kỳ'

Doanh nghiệp phàn nàn nhiều khi kiến nghị của mình cứ phải "đi cả vòng" vẫn chưa được giải quyết khiến chính họ cảm thấy chán không còn muốn "kêu". Trong thời gian tới, nhiệm vụ của các bộ ngành, địa phương vẫn là làm sao tháo gỡ nhanh nhất những khó khăn mà doanh nghiệp gặp phải, tránh giải quyết theo kiểu định kỳ.

Grab dành đến 3,5 tỷ đồng hỗ trợ đối tác và cộng đồng đón Tết / Ông chủ trang trại cacao nổi tiếng vùng Chợ Gạo: Từ khát vọng xuất khẩu "vàng nâu" made in Việt Nam, đến dịch vụ trải nghiệm làm socola hút du khách

Theo bà Nguyễn Minh Thảo, Trưởng ban Nghiên cứu Môi trường kinh doanh và Năng lực cạnh tranh của CIEM, cách thức quản lý, kiểm tra chuyên ngành hiện nay đang quá mức cần thiết, chưa áp dụng rộng rãi thông lệ quốc tế tốt, tạo nhiều rào cản đối với doanh nghiệp (DN).Thời gian tuy đã giảm hơn trước nhưng vẫn còn dài, dẫn tới nhiều rủi ro cho DN.

"Đi cả vòng" vẫn chưa xong

Bà Thảo dẫn chứng, kiểm tra nhà nước về an toàn lao động (thực hiện trước thông quan) có nhiều quy định phi lý, được DN phản ánh nhiều lần, song chưa có động thái sửa đổi nào từ Bộ LĐ-TB&XH.

ma-so-ma-vach-2560-1611217669.jpg

Có rất nhiều quy định bất hợp lý mà DN phản ánh nhiều lần vẫn chưa được giải quyết.

Hay quy định về kiểm tra hiệu suất năng lượng tạo thêm nhiều gánh nặng chi phí và thời gian bất hợp lý cho DN. Vấn đề này được phản ánh nhiều lần, nhưng chưa được bộ ngành quan tâm.

Đặc biệt là bất cập trong quy định về đăng ký sử dụng mã số mã vạch...

Đại diện May 10 chia sẻ: "Nhiều khi chúng tôi kiến nghị lên Bộ, Bộ không giải quyết, lại giao địa phương, địa phương không giải quyết, cứ để vậy. Sau đó, chúng tôi kiến nghị lên Chính phủ, Chính phủ giao lại cho các Bộ, địa phương nơi quản lý để rà soát và xử lý, như một vòng tròn rất khó thay đổi".

Vì vậy, May 10 kiến nghị, các bộ, ngành, địa phương phải thay đổi từ tư duy để cho DN biết kêu khó ở đâu và giải quyết như nào. "Chừng nào chúng tôi còn kêu, tức là chúng tôi còn thiết tha, còn nếu không thì chúng tôi lại đi đường vòng, lại chấp nhận chi phí ngoài luồng", vị đại diện này nói.

Theo TS. Nguyễn Đình Cung, Thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ, DN tư nhân cần được tạo hành lang, hệ sinh thái phát triển cả chất lượng và số lượng. Cần xem đây là một động lực quan trọng trong phát triển kinh tế giai đoạn tới. Việt Nam cần xây dựng mục tiêu rõ ràng là năm 2030 có ít nhất 2 triệu DN với tỷ trọng đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân vào GDP đạt 60 - 65%.

 

Do vậy, cần xóa bỏ mọi rào cản, định kiến, tạo mọi điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế tư nhân. Hỗ trợ những ý tưởng, phát kiến để DN nhỏ đổi mới sáng tạo, hiện đại hóa công nghệ và nâng cao năng suất lao động nhằm hình thành các DN bản địa lớn mạnh, có khả năng cạnh tranh quốc tế.

Để làm được điều này, ông Cung cho rằng, đối với đổi mới, cải cách khu vực hành chính công, vấn đề quan trọng nhất là luôn luôn phải có áp lực từ bên trên xuống, từ dưới lên, như vậy mới có thành công được. Các áp lực đó phải liên tục, đạt thành tích mới dừng.

Xây dựng chính quyền phục vụ

Đặc biệt, theo chuyên gia Nguyễn Đình Cung, việc sửa đổi pháp luật hiện nay cần phải nhanh, không thể sửa luật theokiểuđịnh kỳ, "xuân thu nhị kỳ", mà nếu thấy có hiện tượng, có tồn đọng thì phải sửa ngay. Đấy mới là cải cách thực chất và thể hiện một chính quyền phục vụ.

Ông Cung cũng cho rằng, nên bỏ chế độ kiểm tra, thanh tra DN hằng năm mà thay bằng hậu kiểm. Việc kiểm tra định kỳ không giải quyết được vấn đề, lại phát sinh thời gian, thậm chí tạo cơ hội cho nhũng nhiễu, tham nhũng, mà mất hiệu lực, hiệu quả chính sách.

 

Trong khi đó, ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng Ban Pháp chế, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng, môi trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam đã có những thay đổi đáng kể. Tuy nhiên, về cắt giảm điều kiện kinh doanh vẫn nặng về đơn giản, còn cắt giảm chưa mạnh mẽ, quyết liệt. Về kiểm tra chuyên ngành vẫn còn nhiều thách thức. Cải cách tư pháp còn nhiều khó khăn. Việc thực hiện Nghị quyết tại các địa phương vẫn còn lúng túng. Chỉ số gia nhập thị trường có tăng nhưng cần có sự đột phá…

Theo ông Tuấn, cần đổi mới từ dưới lên và vai trò của chính quyền địa phương. Bởi sự năng động và động lực cải cách từ địa phương đóng vai trò rất quan trọng.

Ông Tuấn dẫn chứng, nhiều địa phương có sáng kiến rất hay, trở thành chính quyền phục vụ. Ví dụ như Trung tâm hành chính công ở Quảng Ninh và một số địa phương khác rất công khai với dân. Đặc biệt, tỉnh Quảng Ninh có quy chế nội bộ rất tốt về bổ nhiệm công chức: nếu là một công chức, muốn được bổ nhiệm thì phải có thời gian phục vụ ở trung tâm hành chính công, để hiểu được công việc của dân, của cơ chế để cùng phối hợp cải cách.

Hay mô hình Cà phê doanh nhân - nơi DN đối thoại với chính quyền ở Đồng Tháp hiện đã được mở ra ở 50 tỉnh, thành phố. Nơi đây, DN khó khăn, bị phiền hà không kêu ai được sẽ được trực tiếp làm việc với Bí thư, Chủ tịch tỉnh và giải quyết ngay trong thời gian ngắn.

Rồi mô hình Bác sĩ DN tại Bắc Ninh, cũng đã tạo ra được nhiều chuyển biến tốt cho môi trường kinh doanh và thực sự xây dựng được mô hình tốt để tháo gỡ và đối thoại với DN.

 

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm