Doanh nghiệp - Doanh nhân

Indonesia cấm bán hàng trên mạng xã hội: Các nhà bán lẻ phản ứng như thế nào?

Tại Indonesia, giới chức vừa ban lệnh cấm các hoạt động giao dịch mua bán trên các nền tảng mạng xã hội.

Hải quan số tạo thuận lợi cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu / Nhiều dự án đầu tư ra nước ngoài vốn đầu tư lớn nhưng không thành công, rủi ro cao

Bộ trưởng Thương mại Indonesia mới đây cho biết, việc cấm bán hàng trêncác nền tảng mạng xã hộichính là để bảo vệ các nhà bán lẻ truyền thống. Lệnh cấm này sẽ ảnh hưởng nhiều nhất đến nền tảng video ngắn TikTok và Tiktok Shop.

Theo đó, chính phủ Indonesia muốn bảo vệ việc kinh doanh của các cửa hàng thực vì cho rằng khi bán hàng trên mạng, giá cả các mặt hàng đều được hạ xuống mức quá rẻ, dẫn tới tình trạng phá giá, gây bất lợi cho các cửa hàng thực.

Tất nhiên, lệnh cấm này gây ra rất nhiều tranh cãi trongcộng đồng các doanh nghiệpchuyên bán hàng online. Đặc biệt là từ sau dịch COVID-19, nhiều doanh nghiệp chỉ dựa vào doanh thu đến từ bán hàng trên mạng.

Ông Fahmi Ridho - người bán hàng trên TikTok cho biết: "Rất nhiều doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ không có đủ điều kiện để thuê mặt bằng. Họ phải dựa rất nhiều vào TikTok để có khách hàng. Theo tôi thấy, sau đại dịch COVID-19, TikTok đã giúp những doanh nghiệp như chúng tôi vực dậy".

Indonesia cấm bán hàng trên mạng xã hội: Các nhà bán lẻ phản ứng như thế nào? - Ảnh 1.

Cô Bening Widayati, 40 tuổi, bán quần áo thông qua phát trực tiếp trên mạng xã hội, Jakarta, Indonesia, ngày 27-9 - Ảnh: Reuters.

Bộ trưởng Thương mại Zulkifli Hasan nói với các phóng viên rằng quy định này có hiệu lực ngay lập tức nhằm đảm bảo cạnh tranh kinh doanh công bằng và chính đáng, đồng thời bổ sung thêm rằng quy định này cũng nhằm đảm bảo, bảo vệ dữ liệu của người dùng.

Ông Zulkifli Hasan - Bộ trưởng Bộ Thương mại Indonesia cho biết: "Các nền tảng thương mại điện tử khác vẫn được hoạt động nhưng riêng mạng xã hội là phải tách biệt ra, không thể nào kết hợp cả mạng xã hội lẫn bán hàng trên mạng được".

Nhiều nhà bán lẻ trên nền tảng TikTok Shop cũng cho rằng, chính phủ có thể áp các quy định nghiêm ngặt hơn đối với những hàng hoá sản phẩm nhập từ nước ngoài, để bảo vệ các doanh nghiệp trong nước, kkhông nên chỉ nhắm vào các nền tảng.

Theo dữ liệu từ công ty tư vấn Momentum Works, Indonesia, với dân số hơn 270 triệu người, đã tạo ra các giao dịch thương mại điện tử trị giá gần 52 tỷ USD vào năm ngoái. Trong đó, 5% lượng giao dịch này diễn ra trên TikTok, thông qua hình thức livestream bán hàng.

 

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm