Doanh nghiệp - Doanh nhân

Khi tiền vào tay phụ nữ, mọi thứ sẽ thay đổi

Đó là nhận định của bà Melinda Gates - vợ của tỷ phú Bill Gates, người đồng sáng lập Quỹ Bill & Melinda Gates Foundation (BMGF).

Không phải công nghệ mà là giấc mơ của con người thay đổi thế giới / Thành công sẽ đến với những ai có tâm và có tầm

Bà vừa cho biết, BMGF sẽ đầu tư 170 triệu USD trong vòng 4 năm tới để giúp phụ nữ nắm quyền kinh tế.

Quỹ BMGF đã đầu tư rất nhiều tiền cho việc chăm sóc sức khỏe phụ nữ trên toàn cầu và nỗ lực này đã đem lại những kết quả tích cực. Bà Melinda Gates cho biết, với nhiều năm đi khắp thế giới và tiếp cận phụ nữ ở rất nhiều nước đang phát triển, có thể khẳng định rằng, chúng ta sẽ không bao giờ đạt được những mục tiêu cao cả nếu không giải quyết được vấn đề bình đẳng giới, bởi phụ nữ vẫn đang bị đánh giá thấp.

Khi tiền vào tay phụ nữ, mọi thứ sẽ thay đổi

Khi phụ nữ được quản lý tài chính trong gia đình, con trẻ có khả năng sống sót tốt hơn. Ảnh: PriceBeam

Chính vậy, trong kế hoạch hoạt động của BMGF, bà Melinda Gates đặt trọng tâm mới vào việc trao quyền kinh tế cho phụ nữ, kết nối họ với thị trường, hỗ trợ họ tiếp cận dịch vụ tài chính, tạo nền tảng cho họ giúp đỡ lẫn nhau nhằm xóa bỏ những rào cản đang kìm hãm một nửa của thế giới hiện này.

Nói về kế hoạch đầu tư 170 triệu USD trong vòng 4 năm tới để giúp phụ nữ nắm quyền kinh tế, bà Melinda Gates cho biết, khoản đầu tư này sẽ đem lại nhiều lợi ích.

Thứ nhất, việc này có lợi cho gia đình họ. Thực tế hiện nay, 1/3 số phụ nữ đã kết hôn ở các nước nghèo nhất không thể mua những vật dụng quan trọng cho gia đình. Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy, phụ nữ chi tiêu khoa học hơn cho những thứ cần thiết cho cuộc sống thường nhật của gia đình, như thực phẩm, thuốc men...

Chẳng hạn, tại đất nước Niger, khi phụ nữ quản tài chính, thì gia đình họ được ăn nhiều thịt, cá hơn. Một trong những số liệu thống kê bất ngờ nhất là, khi bà mẹ kiểm soát tiền bạc trong gia đình thì con cái họ có khả năng sống sót cao hơn 20% so với trường hợp tài chính gia đình do nam giới nắm giữ và chi tiêu. Chính vì vậy, chúng ta sẽ không bao giờ đạt được mục tiêu của mình nếu không xóa bỏ được được quan niệm đánh giá thấp phụ nữ.

Thứ hai, mọi người bắt đầu đánh giá lại về vai trò của phục vụ trong cộng đồng. Một nghiên cứu mới đây tại Ấn Độ cho thấy, chỉ khi có được tài khoản ngân hàng thì phụ nữ mới có thể tham gia các hoạt động vượt ra ngoài ngôi nhà của mình. Khi đó, họ kiếm được nhiều tiền hơn, đồng thời làm cho nam giới phải thay đổi quan niệm về phụ nữ.

 

Khi hành động theo cách của mình, phụ nữ có thể làm được những cái mà các tổ chức thiện nguyện trên thế giới không bao giờ làm được: Làm thay đổi luật bất thành văn rằng phụ nữ có vai trò thấp hơn nam giới. Với nhận định như vậy, bà Melinda Gates đã thấy được vai trò của BMGF là đầu tư có mục tiêu để giúp phụ nữ xóa bỏ luật bất thành văn trên.

Theo bà Melinda Gates, chiến lược bình đẳng giới mới của quỹ là tìm cách liên kết phụ nữ với thị trường. Hàng trăm triệu phụ nữ ở khắp châu Phi và châu Á đang gắn bó với việc trồng trọt và chăn nuôi, nhưng họ bị hạn chế ở khâu tiêu thụ sản phẩm và thường bị ép giá. Quỹ muốn giúp họ giải quyết vấn đề này.

Theo đó, BMGF sẽ cố gắng hỗ trợ nông dân nữ hoạt động có tổ chức, để sản phẩm từ các trang trại nhỏ của họ được gom lại bán cho người mua với giá thỏa đáng. Đồng thời, BMGF cũng tính đến việc hỗ trợ nông dân sử dụng phần mềm điện thoại di động để nắm bắt thị trường giá cả thị trường theo thời gian thực.

melinda-gates-doanh-nhan-sai-g-6406-1859

Theo bà Melinda Gates, chiến lược bình đẳng giới mới của BMGF là tìm cách liên kết phụ nữ với thị trường. Ảnh:Australian Institute of Business

Quỹ cũng muốn ngày càng nhiều phụ nữ có tài khoản ngân hàng điện tử. Hiện nay, chính phủ nhiều nước có chính sách cấp tiền phúc lợi cho các gia đình thu nhập thấp, song khoản tiền này thường do nam giới kiểm soát.

 

Theo kế hoạch, Quỹ sẽ làm việc về vấn đề tại 8 quốc gia, trong đó có Ấn Độ, Pakistan, Tanzania, để làm sao khoản tiền phúc lợi trên được chuyển vào tài khoản của phụ nữ.

Thứ ba, Quỹ hỗ trợ các nhóm tương hỗ - nơi phụ nữ dạy nhau mọi thứ, từ việc mở doanh nghiệp nhỏ đến việc nuôi dạy trẻ. Tại Ấn Độ, hiện có hơn 75 triệu phụ nữ tham gia các nhóm như vậy.

Theo Báo Đầu tư
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm