Doanh nghiệp - Doanh nhân

Mỹ áp đảo trong danh sách Top 10 công ty lớn nhất thế giới

Mỹ chiếm đến 8 cái tên trong danh sách Top 10 công ty có giá trị vốn hóa lớn nhất thế giới.

Vietnam Airlines báo lỗ sớm gần 13.000 tỷ đồng, sắp bán 12 máy bay A321 / Doanh nghiệp cần chủ động hơn khi tham gia quá trình tái cấu trúc kinh tế

Theo Nikkie, đứng đầu trong danh sách Top 10 công ty có giá trị vốn hóa lớn nhất thế giới là Apple với 2,78 nghìn tỷ USD. Tiếp theo là 2 ông lớn công nghệ khác: Microsoft và Alphabet (công ty mẹ của Google).

Đại gia dầu lửa Saudi Aramco của Saudi Arabia đứng thứ 4 với giá trị vốn hóa 1,87 nghìn tỷ USD. Những cái tên còn lại trong Top 10 lần lượt là: Amazon, Meta (Facebook), Tesla, Nvidia, Berkshire Hathaway và TSMC.

Như vậy, Mỹ chiếm đến 8 cái tên trong danh sách Top 10 công ty lớn nhất thế giới.

Theo QUICK-FactSet, vào cuối năm ngoái, hai đại gia công nghệ của Trung Quốc làTencent và Alibaba còn góp mặt trong Top 10 với lần lượt ở vị trí thứ 7 và 9.

Mỹ áp đảo trong danh sách Top 10 công ty lớn nhất thế giới - Ảnh 1.

Alibaba của tỷ phú Jack Ma không còn xuất hiện trong danh sách Top 10 có giá trị vốn hóa lớn nhất thế giới (Ảnh: Getty)

Trước đó vào năm 2007 khi mà chỉ số Shanghai Composite đạt mức cao nhất mọi thời đại, Trung Quốc góp đến 4 cái tên trong Top 10 công ty có giá trị vốn hóa lớn nhất thế giới. Trong đó, tập đoàn dầu khí PetroChina đứng ở vị trí số 1.

Sau giai đoạn khủng hoảng tài chính đã chứng kiến sự trỗi dậy của các công ty công nghệ Trung Quốc khi mà vốn hóa thị trường liên tiếp tăng nhờ vào những mô hình kinh doanh mới và khả năng tiếp cận thị trường rộng lớn. Tuy nhiên theo Nikkei, việc Chính phủ Trung Quốc siết chặt quản lý trong lĩnh vực công nghệ cũng căng thưởng trong thương mại với Mỹ đã đảo ngược "vận may" này.

Didi Global, công ty đứng sau nền tảng gọi xe lớn nhất Trung Quốc đã quyết định hủy niêm yết khỏi Sở giao dịch chứng khoán New York vào đầu tháng 12 vừa qua, chỉ sau 5 tháng IPO.

Nikkei cho biết Chính phủ Trung Quốc đã thắt chặt việc giám sát các công ty niêm yết ở nước ngoài. Ly do là Trung Quốc lao ngại các cơ quan quản lý nước ngoài sẽ tiếp cận được dữ liệu nhạy cảm.

Ngoài ra, là những áp lực mà chính quyền của Tổng thống Mỹ Biden áp đặt với nhiều công ty Trung Quốc.

 

"Triển vọng với chứng khoán Trung Quốc sẽ phục thuộc vào mức độ Mỹ kiểm soát việc ngăn chặn dòng tiền vào quốc gia đông dân nhất thế giới này", Toru Nishihama, nhà kinh tế trưởng của Phòng Nghiên cứu Kinh tế tại Viện Nghiên cứu Dai-ichi Life cho biết.

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm