Doanh nghiệp - Doanh nhân

Người duy nhất đeo bám vị trí số 1 trong 'cuộc chiến' sôi động

Các đại gia bán lẻ chạy nước rút ở vào một thời điểm rất quan trọng nhằm xác lập vị thế số 1 của mình trên một thị trường tiềm năng. Các ông lớn ngoại cũng hụt hơi trong một cuộc chiến sôi động.

Giới tỷ phú trên thế giới "mưu đồ" gì khi đổ xô mua lại các báo giấy nổi tiếng đang trên đà sụt giảm? / Đại gia tuần qua: Tỷ phú đô la đầu tiên Việt Nam kích nổ 2 bom tấn 1 tuần

Tập đoàn Vingroup (VIC) của tỷ phú USD Phạm Nhật Vượng vừa chính thức tấn công vào mảng bán lẻ dược phẩm với chuỗi hơn chục nhà thuốc VinFa đầu tiên với một lợi thế không hề nhỏ: nằm kế bên cửa hàng Vinmart+ (cũng của Vingroup) vốn đã có thương hiệu và hút khách hàng khá lớn trong thời gian qua.

Hầu hết các cửa hàng Vinmart+ và giờ sắp tới là các nhà thuốc VinFa đang thống trị tại các khu đô thị hoặc các tòa chung cư, trong đó không ít các tòa nhà thuộc sở hữu hoặc do Vingroup đầu tư và phát triển.

Sự ra mắt VinFa được xem là tín hiệu đầu tiên cho thấy cuộc đua tranh chiếm thị phần bán lẻ ở mảng dược phẩm sắp diễn ra sôi động giữa các tập đoàn lớn trong nước nhằm có lợi thế trong một lĩnh vực có quy mô lớn và lợi nhuận cao.

Trước đó, Thế giới Di động (MWG) của ông Nguyễn Đức Tài cũng đã đầu tư vào chuỗi bán lẻ dược phẩm với thương hiệu nhà thuốc An Khang và FPT Retail của ông Trương Gia Bình với nhà thuốc Long Châu.

Hầu hết các dự báo gần đây đều cho thấy, ngành dược sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh trong năm, thậm chí trong dài hạn. Việt Nam vẫn là một quốc gia có dân số trẻ, đang phát triển. Trong khi đó, khí hậu nhiệt đới gió mùa, ô nhiễm môi trường nhiều,... dẫn đến có nhiều loại bệnh tật và xu hướng gia tăng. Chi phí thuốc bình quân/người tại Việt Nam vẫn thấp, chỉ bằng 20-50% so với các nước trong khu vực, dư địa cho tăng trưởng ngành dược còn nhiều.

Quy mô ngành dược được đánh giá là rất lớn với giá trị khoảng 5 tỷ USD năm và có thể gia tăng do thu nhập của người dân được cải thiện, nhu cầu của người dân gia tăng liên tục trong những năm gần đây.

Người duy nhất đeo bám vị trí số 1 trong 'cuộc chiến' sôi động
Vingroup của ông Phạm Nhật Vượng tấn công sang mảng bán lẻ dược phẩm.

Đây có lẽ là lý do để cả MWG của ông Nguyễn Đức Tài và FPT Retail của ông Trương Gia Bình chọn bán lẻ dược làm một trong những ngành chiến lược cho năm nay và các năm tới. Dược phẩm cũng được chọn sau khi bán lẻ điện thoại, điện máy bắt đầu có dấu hiệu bão hòa về số lượng các chuỗi phủ trên khắp cả nước. Bán lẻ thực phẩm và tạp hóa cũng phát triển với tốc độ rất nhanh.

Trái ngược với một Thế Giới Di Động chuyên tâm vào bán lẻ, Vingroup là một ông trùm đa ngành. Vingroup từng gặp khó khăn với mảng bán lẻ điện máy VinPro, trong khi thương mại điện tử Adayroi cũng khá chật vật. Gần đây, Vingroup có tín hiệu đẩy mạnh mảng bán lẻ với việc thâu tóm 100% chuỗi Fivimart trong chiến dịch hiện thực hóa mục tiêu 200 siêu thị VinMart và 4.000 cửa hàng VinMart+ vào năm 2020.

Trước đó, đại gia bán lẻ đến từ Nhật Aeon đã mua 30% cổ phần Fivimart nhưng dường như đã không hiệu quả. Sau 3 năm hợp tác, Aeon và Fivimart đã quyết định chia tay với lý do phương hướng, tư tưởng, tầm nhìn chiến lược của hai bên có sự khác biệt.

Trước đó, tại đại hội cổ đông 2018, lãnh đạo FPT Retail năm 2018 công ty không còn thử nghiệm tại mảng dược mà sẽ chính thức đầu tư và đẩy mạnh mảng bán lẻ dược.

Trong khi đó, với tiềm lực tài chính mạnh, Vingroup từ cuối năm 2017 đã có dự án "Trung tâm Nghiên cứu Sản xuất Thuốc VinFa" tại huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh với tổng vốn đầu tư 2.200 tỷ đồng.

 

Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) của ông Đoàn Nguyên Đức (Bầu Đức) gần đây cũng có kế hoạch trồng 5.000ha dược liệu sau khi được Thaco của ông Trần Bá Dương rót vốn thúc đẩy lĩnh vực nông nghiệp.

Đây là những tín hiệu cho thấy ngành dược sẽ phát triển mạnh trong thời gian tới. Bán lẻ trong lĩnh vực này cũng có triển vọng sáng sủa.

Trên thị trường chứng khoán (TTCK), dòng tiền vẫn khá yếu. Nỗi lo vẫn tràn ngập khiến nhiều cổ phiếu giảm giá. Thị trường chỉ có nhóm thủy sản và dệt may tích cực nhờ hưởng lợi từ các hiệp định thương mại tự do.

Một số công ty chứng khoán (CTCK) có những cái nhìn thận trọng trong các dự báo.

CTCK Rồng Việt (VDS) cho rằng, thanh khoản thấp vẫn là yếu tố kém lạc quan ở thời điểm hiện tại. Nhà đầu tư nên duy trì sự thận trọng và tái cơ cấu danh mục đầu tư theo hướng quản trị rủi ro, nhất là trong trường hợp chỉ số tiếp tục giảm ở phiên giao dịch tiếp theo.

 

Chứng khoán Yuanta (YSVN) cho rằng thị trường sẽ giằng co quanh mức 910 điểm.

Đóng cửa phiên giao dịch ngày 13/11, VN-Index giảm 12,74 điểm xuống 905,38 điểm; HNX-Index giảm 0,9 điểm xuống 102,47 điểm. Upcom-Index giảm 0,2 điểm xuống 51,46 điểm. Thanh khoản toàn thị trường đạt 210 triệu đơn vị, trị giá 4,3 ngàn tỷ đồng.

1


Theo vietnamnet.vn
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm