Nữ doanh nhân đối mặt với nhiều khó khăn từ đại dịch COVID-19
Tỷ phú Trần Đình Long trở thành người giàu thứ 3 Việt Nam / Elon Musk thành 'sao hạng A' trên thị trường chứng khoán
Trong lần thứ 4 phát hành, "Chỉ số Nữ doanh nhân 2020" (MIWE 2020) của Mastercard đã nêu bật những đóng góp kinh tế xã hội to lớn của các nữ doanh nhân trên toàn thế giới, đồng thời chỉ ra những yếu tố thúc đẩy và cản trở sự thăng tiến của phụ nữ trong kinh doanh.
Theo báo cáo này, lần đầu tiên, Israel vươn lên từ vị trí thứ 4 năm 2019, trở thành nền kinh tế lý tưởng nhất cho các nữ doanh nhân trên toàn thế giới. Với tham vọng tăng gấp đôi số lượng nữ doanh nhân trong 2 năm, thành công của Israel được thúc đẩy bởi sự hỗ trợ thể chế tập trung cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Nhờ đó, xếp hạng 'Hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ" của Israel đã tăng từ vị trí thứ 42 năm 2019 lên hạng nhất năm 2020.
Báo cáo của Mastercard nhấn mạnh tới những giải pháp để giúp các nữ doanh nhân vượt qua khó khăn sau đại dịch
Hai nền kinh tế dẫn đầu ở báo cáo năm 2019 là Hoa Kỳ và New Zealand mặc dù giảm lần lượt từ vị trí thứ 1 xuống thứ 2, và vị trí thứ 2 xuống thứ 4 trong báo cáo năm nay song vẫn được đánh giá cao nhờ các sáng kiến tập trung vào các điều kiện thúc đẩy phụ nữ trong kinh doanh.
Đáng chú ý, phần lớn các nền kinh tế (34/58 nền kinh tế trong báo cáo này) đạt điểm từ 60 đến 70 như Australia, Indonesia, Trung Quốc, Singapore, Việt Nam (63,87) và Malaysia trong khi 13 nền kinh tế có điểm thấp hơn – từ 50 đến 60 điểm, trong đó có Nhật Bản và Ấn Độ. Phụ nữ ở châu Á - Thái Bình Dương tiếp tục đạt được những tiến bộ đáng ngưỡng mộ trong kinh doanh. Philippines, Thái Lan, Việt Nam và New Zealand lần lượt xếp ở vị trí thứ 2, 6, 9 và 10.
Tuy nhiên, đại diện của Mastercard cũng lên tiếng cảnh báo về những tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19 với các nữ doanh nhân.
"Kết quả của báo cáo đã nhấn mạnh bất bình đẳng giới vẫn tiếp tục tồn tại, bất kể mức độ thịnh vượng, phát triển, quy mô và vị trí địa lý của nền kinh tế, thậm chí từ trước đại dịch. Đại dịch COVID-19 đã làm trầm trọng tình trạng vốn hiện hữu từ trước đó, làm gián đoạn cuộc sống và sinh kế của phụ nữ ở một mức độ lớn hơn so với nam giới do các yếu tố tồn tại từ trước, bao gồm: công việc và lĩnh vực phụ nữ có xu hướng làm việc, chăm sóc trẻ em và trách nhiệm gia đình cũng như bất bình đẳng giới trong kinh doanh", bà Julienne Loh, Phó Chủ tịch Điều hành phụ trách Quan hệ đối tác Doanh nghiệp, khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, Mastercard chia sẻ.
Đại diện của Mastercard lưu ý đây chính là thời điểm, các chính phủ, các tổ chức kinh doanh và dịch vụ tài chính cần có sự phối hợp để hỗ trợ các nữ doanh nhân vượt qua khó khăn hiện nay. Trong đó, việc cung cấp hỗ trợ có hệ thống và các chương trình giúp phụ nữ tồn tại và phát triển trong cuộc sống bình thường mới; trang bị cho họ các kỹ năng để điều hướng thế giới kỹ thuật số; và nuôi dưỡng một hệ thống dịch vụ tài chính công bằng, dễ tiếp cận nhằm hỗ trợ công việc và tinh thần kinh doanh của phụ nữ là những giải pháp quan trọng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tôn vinh TOP 10 thương hiệu Sao Vàng đất Việt 2024: Vươn tầm Việt Nam
Apple tiến sát cột mốc 4.000 tỷ USD vốn hóa thị trường
Doanh nghiệp cần không ngừng đổi mới sáng tạo, tìm kiếm giải pháp mới
Thị trường Halal: Cửa đã rộng mở, làm sao khai thác tiềm năng nghìn tỷ đô?
FPT được vinh danh Top 10 thương hiệu Sao Vàng Đất Việt