Doanh nghiệp - Doanh nhân

Ông chủ nồi cơm điện Cuckoo trở thành tỷ phú đôla

Tỷ phú đôla Koo Ja-sin hiện nắm trong tay khối tài sản 1,1 tỷ USD theo thông kê của Bloomberg.

Shark Dzung Nguyễn: Người khởi nghiệp công nghệ là người rất dũng cảm / Kinh nghiệm giải quyết áp lực điều hành của Giám đốc Công ty trà T&M

Cơm vốn là món ăn không thể thiếu của người Hàn Quốc. "Chúng tôi cần có một bát cơm hoàn hảo cho mỗi bữa ăn. Nó không chỉ phải ngon mà còn có hương vị hoàn hảo", Bobby Yoon - một người Hàn Quốc đang sinh sống tại Mỹ nói.

Một bát cơm hoàn hảo là không thể thiếu cho những món ăn hàng ngày như thịt nướng, kim chi. Và để làm được điều đó bạn cần phải có một chiếc nồi cơm điện thật tốt. Những đơn vị bán đồ gia dụng thường tặng nồi cơm điện như một món quà khi có ai đó cưới hoặc chuyển tới nhà mới. Nó được xem là biểu tượng của sự giàu có và khỏe mạnh cho gia đình.

Ông chủ nồi cơm điện Cuckoo trở thành tỷ phú đôla - Ảnh 1.

Ông Koo Bon-hak

Thương hiệu nồi cơm nổi tiếng nhất trong số đó là Cuckoo. Đó chính là sản phẩm đưa nhà sáng lập Cuckoo Holdings là Koo Ja-sin trở thành tỷ phú đôla. Ông hiện sở hữu 70% cổ phần công ty. Hiện công ty này vượt trội hơn hẳn những đối thủ ở trong nước như Cuchen và thậm chí xuất khẩu tới hàng chục quốc gia trên toàn thế giới.

"Thị trường không lớn và cũng có những rào cản công nghệ khi những thương hiệu khác đang tìm cách xâm nhập", Yang Ji-hye – một chuyên gia phân tích nhận định. "Cuckoo đã thâm nhập những thị trường ngách và sau đó phát triển lớn dần lên".

Koo hiện 77 tuổi bắt đầu khởi nghiệp công ty từ năm 1978 sau khi có thời gian ngắn tham gia vào lĩnh vực chính trị. Ông bắt đầu bằng việc gia công nồi cơm điện cho những hãng lớn như LG Electronics. Sau khi lượng đơn hàng sụt giảm mạnh trong giai đoạn khủng hoảng tài chính châu Á, ông quyết định tự xây dựng cho mình một thương hiệu nồi cơm riêng vào năm 1998.

Từ "Do Cuckoo" xuất phát từ một quảng cáo trên truyền hình của công ty bắt đầu trở nên phổ biến, khiến doanh số tăng mạnh. Cổ phiếu Cuckoo đã mang về mức tỷ suất lợi nhuận tới 127% gồm cả cổ tức tái đầu tư kể từ sau khi IPO vào năm 2014.

 

Ông Koo hiện nắm trong tay khối tài sản 1,1 tỷ USD theo thông kê của Bloomberg phần lớn là từ số cổ phần của ông và gia đình tại Cuckoo Holdings và Cuckoo Homesys – công ty cho thuê thiết bị gia dụng như máy lọc nước. Koo là chủ tịch công ty mẹ còn người con trai cả Koo Bon-hak nắm quyền điều hành công việc hàng ngày tại công ty.

Koo Bon-hak 48 tuổi là CEO tại Cuckoo. Ông đã gia nhập công ty vào năm 1995 sau khi có bằng Kế toán tại trường Đại học Illinois.

Một người phát ngôn của Cuckoo hiện từ chối đưa ra bình luận về vấn đề này.

Trong khi Cuckoo hiện thống trị thị trường nồi cơm điện thì họ đang phải nỗ lực chiến đấu nhằm đáp ứng những xu hướng dài hạn có thể làm tổn hại tới tốc độ tăng trưởng.

Lượng tiêu dùng gạo tại Hàn Quốc đã giảm 50% trong 3 thập kỷ vừa qua khi những sản phẩm như bánh mì và pate dần phổ biến. Số lượng những gia đình một người và không có con cái đóng góp cho sự phổ biến của loại cơm nấu bằng lò vi sóng – tốn ít thời gian và dễ nấu hơn.

 

Doanh thu ở nước ngoài chiếm 10% tổng doanh thu toàn công ty trong bối cảnh thị trường Trung Quốc gặp khó khăn khi căng thẳng chính trị giữa 2 quốc gia gia tăng. Xuất khẩu nồi cơm điện Cuckoo tới Trung Quốc đã giảm 21% vào năm ngoái so với năm 2016.

Sản phẩm của Cuckoo được bán tại 25 quốc gia gồm cả Trung Quốc, Nga, Việt Nam trong đó Trung Quốc chiếm 40% doanh thu toàn thị trường nước ngoài.

Với nhiều người Hàn Quốc sống ở nước ngoài, nồi cơm điện như một nét gợi nhớ về quê nhà và là một sự kết nối với văn hóa đất nước họ. Khi Yoon là sinh viên tại Pennsylvania – anh nói mẹ mình đã gửi cả một chiếc nồi cơm điện sang ký túc nơi anh học. Tuy nhiên, anh không thể dùng được bởi ổ cắm điện khác với Hàn Quốc.

"Mẹ tôi đã bật khóc vì tôi không thể sử dụng nó. Nói thế để bạn biết một chiếc nồi cơm điện có ý nghĩa to lớn thế nào với gia đình tôi rồi đó".

Theo Trí thức trẻ
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm