PV Power lãi 566 tỷ đồng, tăng trưởng 12% trong quý 1/2021
Phương Đông OCB đặt mục tiêu lợi nhuận 5.500 tỷ đồng, chia cổ tức 25% bằng cổ phiếu / Thép Đà Nẵng đạt 89% kế hoạch lợi nhuận 2021 ngay trong quý 1
Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam công bố báo cáo tài chính quý I/2021. Theo đó, trong quý I/2021, PV Power ghi nhận doanh thu đạt 7.661 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 566,3 tỷ đồng, lần lượt giảm 3,9% và tăng 12,1% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, biên lợi nhuận gộp giảm 12,8% về còn 11,4%.
Trong kỳ chi phí tài chính trong kỳ giảm đến 61% so với quý 1 năm trước, chỉ còn 158 tỷ đồng. Chủ yếu trong đó đến từ giảm gần 100 tỷ đồng chi phí lãi vay và giảm hơn 130 tỷ đồng khoản lỗ chênh lệch tỷ giá chưa thực hiện. Mặc dù chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp đều tăng cao so với cùng kỳ, PV Power vẫn báo lãi sau thuế 566 tỷ đồng tăng 12% so với cùng kỳ, lợi nhuận sau thuế công ty mẹ đạt trên 508 tỷ đồng, tăng 14% so cùng kỳ. Lợi nhuận gộp giảm 14,1% so với cùng kỳ, tương ứng giảm 144,1 tỷ đồng về 875,8 tỷ đồng; chi phí tài chính giảm mạnh 61,5% so với cùng kỳ, tương ứng giảm 252,4 tỷ đồng về 158,2 tỷ đồng; chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 73%, tương ứng tăng 55,9 tỷ đồng lên 132,5 tỷ đồng và các hoạt động khác biến động không đáng kể. Như vậy, hoạt động kinh doanh nghiệp chính suy giảm, lợi nhuận tăng chủ yếu do chi phí tài chính bất ngờ giảm mạnh tới 252,4 tỷ đồng nên dẫn tới lợi nhuận tăng.
Sau khi kiểm toán, lợi nhuận ròng năm 2021 của POW tăng 170 tỷ đồng.
Trong khi đó, vào giữa tháng 4, sau khi kiểm toán báo cái tài chính, lãi ròng của PV Power tăng 170 tỷ đồng, nhờ ghi nhận thêm khoản thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại cùng chi phí quản lý doanh nghiệp và tài chính giảm, giúp lợi nhuận ròng của PV Power tăng gần 8% so với báo cáo tự lập.
Sau kiểm toán, chỉ tiêu tổng tài sản tính tới cuối năm 2020 của công ty tăng 235 tỷ lên 54.050 tỷ đồng. Trong đó, tổng nợ đi vay là 12.410 tỷ đồng, giảm 5.142 tỷ đồng so với đầu năm 2020. Ở chỉ tiêu tài sản, tài sản ngắn hạn của công ty là 16.897 tỷ đồng, trong đó, khoản tiền, tương đương tiền và tiền gửi có kỳ hạn là 7.858 tỷ đồng.
Giá trị khoản phải thu tính tới ngày 31/12/2020 là gần 7.196 tỷ đồng sau khi đã trích lập 1.000 tỷ đồng dự phòng phải thu khó đòi. Khoản phải thu của PV Power chủ yếu từ Công ty Mua bán điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (7.436 tỷ đồng).
Theo thuyết minh báo cáo tài chính thì nợ xấu từ Công ty Mua bán điện hết năm 2020 là 826 tỷ đồng, trong đó, giá trị có thể thu hồi là 56 tỷ đồng, tương ứng với khoản dự phòng lên tới 770 tỷ.
Đối với kế hoạch năm 2021, POW đặt các chỉ tiêu kinh doanh cho năm 2021 đều giảm đáng kể so với thực hiện của năm 2020 với doanh thu dự kiến đạt 28.403,6 tỷ đồng và lãi trước thuế 1.548,5 tỷ đồng lần lượt giảm 6% và 46%. Kế hoạch này được đưa ra căn cứ vào các kế hoạch của PV Power, chính sách của nhà nước và giá dầu thế giới.
Năm 2021, PV Power - Công ty Mẹ triển khai thực hiện đầu tư dự án Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4 (dự kiến khởi công EPC vào quý IV); nghiên cứu xúc tiến thực hiện đầu tư dự án trụ sở làm việc Tổng công ty; nghiên cứu xúc tiến các dự án điện khí LNG và năng lượng tái tạo; triển khai mua sắm trang thiết bị cho phát triển cơ sở hạ tầng để tăng năng lực sản xuất kinh doanh,...
Về công tác thoái vốn dự kiến hoàn thành thoái toàn bộ phần vốn góp của PV Power tại PV Machino; Hoàn thành việc ghi nhận khoản đầu tư của Tổng công ty tại Công ty cổ phần Thủy điện Sơn Trà – Sông Đà và Công ty cổ phần năng lượng Châu Á Thái Bình Dương đã giải thể để đưa hai đơn vị này ra khỏi danh sách đơn vị có vốn góp của Tổng công ty.
Cổ phiếu của công ty mã POW đang giao dịch trên sàn HOSE quanh mốc 12.300đồng/cổ phiếu.
End of content
Không có tin nào tiếp theo