Tàu lặn của tỷ phú Phạm Nhật Vượng đặt mua có giá 7,7 triệu USD
CEO An Vui: DN cần cắt giảm chi phí đúng chỗ chứ không là tự cắt tiết chính mình / Nhà sáng lập kiêm CEO Airbnb giàu cỡ nào?
Triton, hãng sản xuất tàu lặn của Mỹ, cho biết chiếc DeepView 24 đầu tiên mà hãng ra mắt thị trường đã được hoàn thiện theo đơn đặt hàng từ Vinpearl, công ty con của Vingroup. Dự kiến, tàu lặn thám hiểm này sẽ được đưa vào sử dụng trong tháng 12 tại đảo Hòn Tre, Nha Trang.
Giá niêm yết của mẫu tàu lặn 24 chỗ ngồi này được Triton niêm yết ở mức 7,7 triệu USD. Để nhận tàu, khách hàng phải thanh toán trước và chờ 18 tháng để nhận bàn giao, tương tự như các hãng hàng không đặt mua máy bay.
Theo giá niêm yết của nhà sản xuất, chiếc tàu lặn Triton DeepView 24 có giá lên tới 7,7 triệu USD và thời gian chờ nhận tàu là 18 tháng từ khi đặt hàng. Ảnh: Triton.
Với mức giá ngang ngửa với nhiều du thuyền xa xỉ, Triton khẳng định hãng sẽ không nhắm tới đối tượng khách hàng là các cá nhân siêu giàu mà hướng tới các doanh nghiệp du lịch.
"Dòng tàu lặn DeepView được phát triển riêng cho các doanh nghiệp thương mại để cung ứng tới khách hàng những tour nhiều giờ khám phá xác tàu đắm, những rặng san hô hay nhiều kỳ quan dưới biển khác", CEO của Triton, ông Bruce Jones chia sẻ.
Vị này cũng khẳng định dòng tàu lặn DeepView có những đặc tính vượt trội hơn cả so với khoảng 60 dòng tàu lặn dân sự được bán trong vòng 34 năm qua. Phiên bản mà Vinpearl đặt mua có thể chở 24 hành khách cùng 2 lái tàu. Tàu có thể lặn sâu tới 100 m cùng hệ thống điều hoà và tầm nhìn toàn cảnh thế giới thủy sinh trong lớp kính dày 140 mm.
Hiện trên thế giới có khoảng 4 doanh nghiệp lớn chuyên sản xuất tàu lặn dân sự. Trong nhóm này, Triton nổi tiếng với dòng tàu lặn DSV Limiting Factor với khả năng lặn tới điểm sâu nhất trên Trái Đất.
Cũng theo CEO của Triton, hiện không có quy định pháp luật rõ ràng nào về việc sử dụng tàu lặn dân sự trên thế giới. Ông khẳng định các dòng tàu lặn của hãng đều đặt chứng nhận an toàn từ những tổ chức như Cục Vận tải Mỹ, DNV GL của Nauy cũng như tuân thủ các quy chuẩn về tàu lặn của Hải quân Mỹ.
Các hãng sản xuất tàu lặn cũng cung cấp dịch vụ đào tạo lái tàu cho các doanh nghiệp muốn khai thác loại tàu này.
CEO của Triton cho hay hãng sở hữu một trung tâm đào tạo với các buồng lái giả lập tương tự như cơ sở vật chất đào tạo phi công của các hãng hàng không.
"Chúng tôi có buồng lái với nội thất giống hệt như trên tàu thật để khách hàng có thể thấy chính xác tàu lặn sẽ vận hành như thế nào", ông Bruce Jones nói. Theo ông, quá trình đào tạo lái tàu lặn thường mất 4 tháng.
Tàu DeepView 24 sử dụng pin và có thể hoạt động liên tục 14 giờ dưới nước với tốc độ tối đa 5,5 km/giờ. Trong điều kiện thiếu sáng, 10 đèn LED 20.000 lumen cũng sẽ cung cấp đủ ánh sáng cho toàn bộ hành khách.
Phía Vingroup cũng đã xác nhận tàu ngầm Triton Deepview24 được làm theo đơn đặt hàng của hệ thống khách sạn nghỉ dưỡng Vinpearl nhằm cung cấp trải nghiệm cho du khách tại đảo Hòn Tre. Doanh nghiệp không cung cấp số tiền mà hãng phải trả để sở hữu tàu ngầm này.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tôn vinh TOP 10 thương hiệu Sao Vàng đất Việt 2024: Vươn tầm Việt Nam
Apple tiến sát cột mốc 4.000 tỷ USD vốn hóa thị trường
Doanh nghiệp cần không ngừng đổi mới sáng tạo, tìm kiếm giải pháp mới
Thị trường Halal: Cửa đã rộng mở, làm sao khai thác tiềm năng nghìn tỷ đô?
FPT được vinh danh Top 10 thương hiệu Sao Vàng Đất Việt