Doanh nghiệp - Doanh nhân

Thừa Thiên Huế: 4 nhóm giải pháp phát triển doanh nghiệp

DNVN - Với 4 nhóm giải pháp phát triển, tỉnh Thừa Thiên Huế đặt ra mục tiêu đến năm 2025 sẽ có ít nhất 8.500 doanh nghiệp đang hoạt động, tổng vốn đầu tư đạt khoảng 22.000 tỷ đồng và khu vực doanh nghiệp đóng góp khoảng 5.500 tỷ đồn.

Thừa Thiên Huế: Nắm bắt trình độ, tay nghề của người lao động để cung cấp cho doanh nghiệp / Thừa Thiên Huế: Hỗ trợ doanh nghiệp triển khai dự án Khu công viên phần mềm, công nghệ thông tin tập trung

Ngày 9/11, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết vừa ban hành Quyết định số 2818/QĐ-UBND ngày 4/11/2021 về việc phê duyệt Đề án Phát triển doanh nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025.

Đề án đặt ra mục tiêu phát triển đến năm 2025 sẽ có ít nhất 8.500 doanh nghiệp đang hoạt động, đạt 70 doanh nghiệp/vạn dân, tăng 1,5 lần so với năm 2020; tốc độ phát triển doanh nghiệp thành lập mới bình quân thời kỳ 2021 - 2025 tăng 5-10%/năm. Lao động trong doanh nghiệp đạt khoảng 92.000 người, tốc độ tăng bình quân thời kỳ 2021 - 2025 đạt 1,5-3%/năm. Tăng giá trị xuất khẩu của các doanh nghiệp trên địa bàn, phấn đấu đạt khoảng 1.500 triệu USD năm 2025, tăng 1,7 lần so với năm 2020, tăng 12% giai đoạn 2021-2025.

Tổng vốn đầu tư từ khu vực doanh nghiệp đạt khoảng 22.000 tỷ đồng, tăng 1,5 lần so với năm 2020, chiếm từ 45-50% tổng vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh. Khu vực doanh nghiệp đóng góp khoảng 5.500 tỷ đồng, tăng 1,4 lần so với năm 2020, chiếm từ 50-55% tổng thu ngân sách của tỉnh.

Để thực hiện mục tiêu trên, Đề án đã đề ra bốn nhóm giải pháp chủ yếu đó là: nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp; nhóm giải pháp về đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đáp ứng yêu cầu phát triển doanh nghiệp; nhóm giải pháp về công tác xúc tiến thương mại, đầu tư; nhóm giải pháp về nâng cao hiệu quả hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp của các cấp chính quyền.

Khu vực doanh nghiệp đóng góp khoảng 5.500 tỷ đồng, tăng 1,4 lần so với năm 2020, chiếm từ 50-55% tổng thu ngân sách của tỉnh.

Khu vực doanh nghiệp đóng góp khoảng 5.500 tỷ đồng, tăng 1,4 lần so với năm 2020, chiếm từ 50-55% tổng thu ngân sách của tỉnh.

Quan điểm phát triển của tỉnh Thừa Thiên Huế là sẽ tập trung thực hiện “mục tiêu kép”, ưu tiên nguồn lực hỗ trợ doanh nghiệp có trọng tâm, trọng điểm; tập trung vào nhóm đối tượng doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và vừa trong các ngành, lĩnh vực chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh COVID-19; tập trung kêu gọi các tập đoàn lớn tham gia đầu tư các dự án công nghiệp, du lịch, dịch vụ; khuyến khích doanh nghiệp duy trì và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh trên cơ sở khai thác thế mạnh, đặc thù của địa phương theo Nghị quyết 54-NQ/TW ngày 10/12/2019 của Bộ Chính trị; giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập của người lao động.

Thực hiện có hiệu quả các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh; tạo điều kiện thuận lợi để các cá nhân, doanh nghiệp có ý tưởng, dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo được hỗ trợ, tư vấn để khởi nghiệp thành công; hỗ trợ quá trình hình thành và phát triển loại hình doanh nghiệp có khả năng tăng trưởng nhanh dựa trên khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh mới. Các chính sách hỗ trợ phải gắn với nguồn lực thực hiện cụ thể, điều kiện, trình tự, thủ tục tiếp cận thuận lợi, bảo đảm hỗ trợ kịp thời, nhanh chóng, đúng đối tượng thụ hưởng gắn với cơ chế hậu kiểm hiệu quả.

Bảo đảm gắn kết hài hòa giữa các chính sách, giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp và phòng chống dịch bệnh Covid-19; phát triển bền vững, bảo đảm an sinh xã hội, phúc lợi xã hội cho người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19.

Quyết liệt trong công tác cải cách hành chính; tập trung chấn chỉnh kỷ cương, kỷ luật trong cơ quan hành chính nhà nước của tỉnh nhằm đảm bảo tổ chức thực hiện, hoàn thành các nhiệm vụ được giao, nhất là những nhiệm vụ trọng tâm. Tạo lập môi trường đầu tư sản xuất kinh doanh thông thoáng, minh bạch thông qua việc nghiêm túc triển khai thực hiện các Nghị quyết về cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh và phát triển doanh nghiệp.

 

Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước theo hướng thanh tra, kiểm tra, giám sát cần đảm bảo mục tiêu ngăn chặn, phát hiện và xử lý vi phạm đồng thời hỗ trợ, hướng dẫn doanh nghiệp tuân thủ các quy định của pháp luật; không hình sự hóa quan hệ kinh tế, dân sự, tạo lập môi trường kinh doanh lành mạnh, an toàn để doanh nghiệp kinh doanh đúng pháp luật.

Các doanh nghiệp thực hiện quyền và nghĩa vụ theo đúng quy định của pháp luật; đẩy mạnh tái cơ cấu, liên kết, hợp tác kinh doanh, tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ, ứng dụng công nghệ số, đổi mới sáng tạo, nâng cao năng lực cạnh tranh; nêu cao tinh thần tự hào dân tộc, xây dựng văn hóa doanh nghiệp, tinh thần liêm chính trong kinh doanh, thực hiện tốt trách nhiệm xã hội, tham gia chương trình xóa đói, giảm nghèo, bảo vệ môi trường, góp phần bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Hầu Tỷ
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo