Vingroup tham vọng đưa xe VinFast vào cạnh tranh tại thị trường Mỹ
Vingroup chưa bán hết 25 triệu cổ phiếu của Tập đoàn Dệt may Việt Nam / Vingroup lãi ròng hơn 2.000 tỷ đồng trong quý 1/2021, gấp 5 lần cùng kỳ năm trước
Financial Times đưa tin Vingroup - Tập đoàn của tỷ phú Phạm Nhật Vượng, đang có kế hoạch đưa thương hiệu xe VinFast ra thị trường toàn cầu. Theo đó, Vingroup đang muốn thâm nhập vào Mỹ, một trong các thị trường xe hơi cạnh tranh nhất thế giới. Không dừng lại ở xe hơi, tập đoàn còn tham vọng bán thêm các loại xe cao cấp, chẳng hạn như ô tô điện - một phân khúc mà VinFast chỉ mới tạo dựng được lòng tin của người tiêu dùng.
Công ty gần đây đã nhận được giấy phép thử nghiệm xe điện tự lái với tính năng tự lái trên đường ở California, cùng với Tesla. Vingroup đã lên tiếng về việc xây dựng một văn phòng nghiên cứu ở Mỹ và thậm chí là một nhà máy. Mục tiêu cuối cùng của công ty là chinh phục người tiêu dùng tại thị trường xe hơi lớn thứ hai thế giới. Vị tướng, nhà chính trị tài ba Julius Caesar từng có câu "Veni, Vidi, Vici" (tạm dịch: Ta đến, ta thấy, ta chinh phục) thì VinFast đang có tham vọng "Veni, Vidi, VinFast".
Đó là một bước nhảy vọt về niềm tin và sự tự tin của Phạm Nhật Vượng, người sáng lập Vingroup và là người giàu nhất Việt Nam, người đang đầu tư 2 tỷ USD tiền riêng của mình vào lĩnh vực kinh doanh xe hơi. Tập đoàn này cũng đang xem xét việc niêm yết tại Mỹ hoặc sáp nhập với một công ty mua lại có mục đích đặc biệt. Tuần trước, Vingroup cho biết các cố vấn của họ cho việc này bao gồm JPMorgan và Deutsche Bank.
“Công ty sẽ đưa ra thông báo nếu đạt được thỏa thuận”, Vingroup nói với Financial Times khi được hỏi về khả năng niêm yết.
Vào tháng 4, Reuters dẫn nguồn từ hai người thạo tin, định giá VinFast ở mức khoảng 60 tỷ USD - nhiều hơn so với giá trị vốn hóa thị trường hiện tại của Ford Motor thương hiệu 117 năm tuổi, bất chấp VinFast chỉ bắt đầu sản xuất ô tô vào năm 2019 và chỉ bán được 30.000 chiếc trong số đó vào năm ngoái.
Các kế hoạch của Vingroup được đưa ra khi Việt Nam đang tìm cách khuyến khích sự phát triển của các công ty tư nhân lớn có khả năng xây dựng thương hiệu quốc gia. “Chính phủ Việt Nam muốn thúc đẩy công nghiệp hóa và coi ngành công nghiệp ô tô là ngành then chốt để họ có thể tham gia chuỗi giá trị toàn cầu và phát triển thương hiệu xe hơi toàn cầu”, TS. Lê Hồng Hiệp, thành viên cấp cao của Viện ISEAS-Yusof Ishak tại Singapore cho biết. “Nó cũng là biểu tượng cho sự trỗi dậy của Việt Nam.”
Việt Nam thường được so sánh với Trung Quốc cách đây 20 năm, với nền kinh tế cất cánh được thúc đẩy bởi đầu tư nước ngoài, chủ yếu vẫn làm sản phẩm của các công ty nước ngoài. Điều mà nó chưa có là một nhà vô địch quốc gia đã sẵn sàng bắt đầu vận chuyển hàng hóa “Made in Vietnam” và mang bản sắc Việt Nam ra thế giới bên ngoài.
Với Việt Nam tại thời điểm này, chính là Vingroup. Công ty được thành lập vào năm 1993 với tên gọi Technocom ở Ukraine, nơi PhạmNhật Vượng bắt đầu kinh doanh thành công sau khi học ở Moscow, bán nó cho Nestlé, sau đó đầu tư về nước, lúc đầu vào bất động sản và các khu nghỉ dưỡng. Trong thập kỷ qua, Vingroup đã mở rộng sang lĩnh vực bán lẻ (VinMart), điện thoại và tivi (VinSmart) và các lĩnh vực mới như trí tuệ nhân tạo, thường là với các đối tác nước ngoài. VinFast đã mua lại bản quyền từ BMW và ký kết với nhà thiết kế Pininfarina để phát triển những chiếc xe đầu tiên của mình.
Vingroup đã quyết định rút lui khỏi một số thị trường nhằm tập trung vào lĩnh vực ô tô. Đầu năm ngoái, tập đoàn này thông tin đã rút khỏi lĩnh vực kinh doanh vận tải hàng không. Ngoài ra, mảng bán lẻ VinCommerce của Vingroup cũng đã được Tập đoàn Masan mua lại. Trước đó, Bloomberg ước tính Vingroup có thể huy động được 3 tỷ USD từ kế hoạch IPO mới ở Mỹ, qua đó trở thành doanh nghiệp niêm yết lớn nhất Việt Nam.
Bloomberg đánh giá công ty có thể huy động tới 3 tỷ USD ở Mỹ khi khai thác thị trường vốn đang vào thời kỳ sôi động. Bất chấp việc mới ra mắt của VinFast, công ty hòa mình và thế giới công nghệ, dựa trên thị trường ô tô điện chạy bằng AI một cách hợp lý. Vào tháng 1, VinFast đã ra mắt 3 mẫu xe tự lái.
Ông Michael Dunne, Giám đốc điều hành của ZoZo Go, công ty tư vấn ô tô, khẳng định: "Tương tự như bất kỳ startup lĩnh vực EV (ô tô điện) nào, VinFast cũng sẽ gặp phải những thách thức, khó khăn khi thâm nhập thị trường Mỹ".
"Bạn sẽ thuyết phục người Mỹ lựa chọn một hãng xe non trẻ bằng cách nào?". Hơn nữa, đối với ô tô điện, thách thức về cơ sở hạ tầng sạc cũng là một yếu tố đáng lo ngại. Tuy nhiên, ông Michael kết luận, VinFast có thể tận dụng lợi thế khi chính quyền Tổng thống Biden đang thúc đẩy sự phát triển của xe điện, đồng thời đây cũng là thị trường mới. "Thời điểm này chính là cơ hội của VinFast để thuyết phục khách hàng, trước khi thị trường ngày càng trở nên đông đúc".
End of content
Không có tin nào tiếp theo