"Bệnh tủ lạnh" và những điều nhất định phải biết khi sử dụng "kho chứa đồ" để không rước vi khuẩn vào người
Bạn đã biết 10 tác dụng của sữa chua không đường đối với sức khỏe này chưa? / Lý do sức khỏe khiến bạn không thể giảm cân
“Bệnh tủ lạnh” là chỉ người ăn những đồ để trong tủ lạnh dẫn đến mắc các bệnh về đường tiêu hóa, hay còn được gọi là “viêm dạ dày tủ lạnh”, “viêm ruột tủ lạnh”. Nguyên nhân dẫn đến bệnh này liên quan tới các mầm mống bệnh dễ xuất hiện trong tủ lạnh: vi khuẩn Yersinia. Có rất nhiều vi khuẩn khó sinh sôi nảy nở trong điều kiện nhiệt độ thấp, điều này khiến nhiều người nghĩ rằng để nhiệt độ thấp có thể giết chết các vi khuẩn gây bệnh, nhưng trên thực tế, vi khuẩn Yersinia lại rất phát triển trong môi trường có nhiệt độ thấp, khoảng 4℃ là có thể phát triển tốt nhất.
Vi khuẩn Yersinia có thể phân bố trong rau xanh, sữa, thịt, đậu, salad, hàu, tôm... Nếu như các thực phẩm, đồ uống này bị nhiễm khuẩn, người ăn vào sẽ xuất hiện tình trạng phát sốt, đau bụng, tiêu chảy, nôn mửa, thậm chí còn dẫn đến viêm ruột.
Ngoài ra, thói quen bỏ mọi đồ ăn vào tủ lạnh của các bà nội trợ, cộng thêm “bệnh lười” vệ sinh tủ lạnh có thể dẫn tới chứng viêm phổi, thậm chí ung thư phổi. Khi tủ lạnh không được lau dọn thường xuyên, cửa thông gió và thiết bị bay hơi của tủ lạnh có thể dễ dàng sản sinh ra nấm, mốc. Chúng bám vào thức ăn khiến trẻ nhỏ có thể bị ngộ độc, ho, đau ngực, ớn lạnh, sốt, tức ngực và hen suyễn… Các chuyên gia thậm chí còn gọi đây là chứng viêm phổi do tủ lạnh.
Tủ lạnh không phải tủ diệt khuẩn, nó chỉ có thể duy trì độ tươi ở nhiệt độ thấp, không chế được sinh vật ở mức độ nhất định, nhưng không thể diệt khuẩn. Vậy nên thực phẩm để trong tủ lạnh cũng có thời hạn.
Thực phẩm trong ngăn mát tủ lạnh bao lâu sẽ biến chất?Rau xanh, hoa quả
Bạn có từng gặp phải trường hợp để đồ tươi và hoa quả, rau xanh vào tủ lạnh, mới một ngày sau mà rau đã úa vàng, dâu tây sạm lại, vải đen đi...
Đa số trong hoa quả đều có etylen, nếu như để hoa quả và rau xanh vào cùng một chỗ rất dễ làm gia tăng tốc độ héo úa.
Thời gian để tươi của các loại hoa quả khác nhau cũng khác nhau. Ví dụ như dâu tây, nho thì hôm sau ăn hết là tốt nhất. Quýt, dưa hấu chưa cắt thành miếng có thể để 3 đến 5 ngày. Táo, lê nguyên quả có thể để 1 tuần.
Rau xanh rất dễ thối nát, thường chỉ có thể để 1 đến 3 ngày, cải xanh, súp lơ có thể 3 đến 5 ngày, bắp cải, cần tây có thể để 1 đến 2 tuần, nấm tươi để nhiều nhất là 7 ngày.
Thịt sống
Thịt sống có thể để trong ngăn mát khoảng 3 ngày, sau đó chất béo trong thịt sẽ dần phân hóa, xuất hiện sự thay đổi về màu sắc và mùi vị.
Sau 6 ngày sẽ thay đổi rõ về màu sắc, thịt trở nên chua, biến chất. Để thịt tầm khoảng 2 tuần, thịt sẽ hoàn toàn biến chất, còn tỏa ra mùi hôi thối.
Thủy hải sản
Thủy hải sản vốn dĩ đã dễ trở nên hỏng, rất nhiều thủy hải sản sau khi chết, các vi khuẩn sẽ bắt đầu phát triển, tạo ra mùi hối, chất độc hại. Nếu như không sử dụng ngay trong hôm thì tốt nhất nên bảo quản trong ngăn đông lạnh.
Sữa bò
Sữa tươi đóng hộp sử dụng còn thừa có thể bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh, nhưng không nên để quá 3 ngày. Bởi sau khi hộp sữa được mở ra dùng, không khí đi vào bên trong, lúc đó các vi khuẩn có thể xâm nhập và gây biến chất sữa. Nhiều nhà sản xuất khuyến cáo chỉ nên sửa dụng sữa tươi đóng hộp trong vòng 24 giờ sau khi mở ra.
Những thực phẩm này không nên để trong tủ lạnh
Hoa quả vùng nhiệt đới: Chuối, sầu riêng, xoài thích hợp bảo quản ở khoảng 12 độ, nếu như đặt chúng trong tủ lạnh ngược lại sẽ khiến chúng nhanh biến chất.
Khoai tây: Hàm lượng tinh bột cao, để ở nhiệt độ thấp sẽ thúc đẩy tinh bột trong khoai tây phân giải, chuyển hóa thành đường, ảnh hưởng tới hương vị vốn có của khoai tây.
Socola: Một khi để vào tủ lạnh, khi bỏ ra trên bề mặt sẽ kết thành một lớp bụi trắng, dễ tạo ra độc tố.
Bánh mì: Bánh mì dễ hấp thụ mùi lạ trong tủ lạnh, tốt nhất là không bảo quản chúng trong tủ, hơn nữa nhiệt độ quá thấp sẽ làm mất đi lượng nước trong tinh bột, ảnh hưởng tới mùi vị.
Cà chua: Nhiệt độ thấp sẽ khiến chất thịt trong cà chua biến thành bọt nước, xuất hiện tình trạng mềm nhũn, nứt tách.
Dưa chuột: Nhiệt độ bảo quản tốt nhất của dưa chuột là ở 10-12 độ, ớt xanh là 7-8 độ, để lâu trong tủ dễ bị đông, hỏng.
Tỏi: Tỏi để trong tủ dễ mọc mầm, mềm nhũn, ảnh hưởng tới mùi vị.
Tủ lạnh có những ngăn để đồ riêng biệt, các loại thực phẩm khác nhau có vị trí của riêng nó. Nếu như cứ để loạn lên, không những không giữ cho thực phẩm được tươi ngon mà còn làm sản sinh ra những loại vi khuẩn, làm gia tăng tốc độ thối rữa.
Ở nhiệt độ thích hợp của tầng trên tủ lạnh có thể để rau, cơm thừa, nước ngọt, đồ ăn nhanh, tầng dưới tủ lạnh để thịt sống, hải sản, sữa chua, trứng gà. Cánh tủ có nhiệt độ khá cao, có thể để các loại nước, gia vị...
Các ngăn kéo trong tủ lạnh có điều kiện duy trì độ ẩm, thích hợp để các loại rau xanh.
Dùng tủ lạnh đúng cách, ngoại trừ việc đặt đồ đúng vị trí ra cũng cần để đồ nóng, lạnh ở những chỗ khác nhau, tránh bị nhiễm khuẩn.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bấm chuông giữa trưa, mẹ chồng bơ phờ tìm đến xin ở nhờ: Cú sốc gia đình khiến tôi nghẹn lời
10 triệu mỗi tháng gửi về chăm bố mẹ chồng, nhưng ngày về thăm quê, nhìn mâm cơm nghèo nàn, tôi lặng người
Từ ngày 22/11 đến cuối năm: Ba con giáp đón sóng may mắn, tài lộc hanh thông, sự nghiệp thăng tiến
Bí mật kinh hoàng sau tờ đăng ký xe máy của mẹ chồng: Cơn ác mộng của một cuộc hôn nhân tưởng như hoàn hảo
Giải mã giấc mơ thấy người đã khuất xuất hiện trở lại
Từ cuối tháng 11: Sao tài lộc rực sáng, 4 con giáp bứt phá và hưởng lộc lớn