"Sáng ăn gừng tốt như nhân sâm, tối ăn gừng độc ngang thạch tín": Thời điểm sử dụng gừng tốt nhất
5 công dụng hoàn hảo cho sự kết hợp cà rốt và gừng / Bảo quản gừng theo cách này không lo gừng héo khô, quanh năm có gừng ăn
Theo Đông y, gừng có vị cay, tính ấm giúp tán hàn ôn trung, tiêu đàm, hành thủy, giải độc. Do đó, có đến 70% đơn thuốc Đông y đều có vị gừng.
Còn theo Y học hiện đại, các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng trong gừng có chứa chất cineol giúp kích thích tại chỗ và diệt khuẩn. Cùng với đó, hợp chất gingerol trong củ gừng hỗ trợ tiêu hóa, giảm buồn nôn, phòng trị bệnh cúm và cảm lạnh thông thường.
Do đặc tính cay nóng, ấm, gừng làm giãn các mao mạch, thúc đẩy quá trình tiết mồ hôi, làm ấm cơ thể từ bên trong. Khi đó, tuần hoàn máu trong cơ thể diễn ra tốt hơn giúp chống lại virus hợp bào hô hấp, phòng ngừa các bệnh liên quan đường hô hấp.
Thời điểm sử dụng gừng đem lại hiệu quả tốt nhất
Mặc dù gừng rất tốt cho cơ thể nhưng khi ăn gừng thường cũng có điều kiêng kỵ:
Theo các lương y Trung Quốc, nên sử dụng gừng vào ban ngày, nhất là vào buổi sáng (7:00 – 9:00). Bởi lúc này khí trong dạ dày nhiều, ăn/uống một chút gừng sẽ kiện tì ôn vị, đem lại tác dụng tăng cường và thúc đẩy tuần hoàn máu, tốt cho tiêu hóa.
Tuy nhiên, đối với một số người thể trạng yếu, nếu không kiểm soát lượng tiêu thụ gừng sẽ sinh ra nóng trong, khó chịu, đồng thời còn gây hại cho dạ dày, không tốt cho sức khỏe. Do đó, việc ăn gừng vào buổi trưa chẳng khác nào giống như đổ thêm dầu vào lửa. Trường hợp này, còn làm tăng thêm gánh nặng cho cơ thể, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.
Bên cạnh đó, hạn chế dùng nhiều gừng vào buổi tối vì sẽ gây nóng trong, gây mất ngủ. Bởi gừng có tính kích thích, nếu ăn nhiều trước khi đi ngủ sẽ ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu bình thường.
Vì vậy, ăn gừng vào buổi sáng là tốt nhất cho cơ thể. Buổi trưa và chiều thì không nên sử dụng kể cả làm gia vị món ăn cũng nên hạn chế để đảm bảo sức khỏe.
Lưu ý: Không ăn gừng khi có dấu hiệu hư hỏng, dập thối vì có thể tạo ra độc tố gây hại cho sức khoẻ. Khi sử dụng gừng, chỉ nên rửa sạch phần đất cát, bụi bẩn bám ngoài vỏ, không nên gọt hết vỏ, vì phần vỏ cũng chứa nhiều công dụng tốt cho sức khỏe.
Gừng kết hợp với 3 thứ: Tiêu mỡ, giảm táo bón, giảm đường huyết, giải độc
Ngày nay, con người ngày càng chú trọng hơn đến việc giữ gìn sức khỏe nên việc ăn gì, kết hợp thực phẩm như thế nào ngày càng được quan tâm. Có rất nhiều loại thực phẩm khi kết hợp với nhau thì lợi ích sẽ được nhân lên gấp bội, điển hình như gừng với mật ong, mướp đắng và trần bì.
1. Mật ong
Gừng và mật ong đều là những nguyên liệu tốt cho hệ tiêu hóa. Do đó, khi kết hợp với nhau, chúng giúp điều trị chứng khó tiêu, đầy bụng và đầy hơi. Ngoài ra, tính nóng trong gừng có thể kích thích việc bài tiết của các tế bào gan, cho nên gừng ngâm mật ong sẽ giúp loại bỏ độc tố ra khỏi gan, làm sạch và phòng ngừa các bệnh về gan một cách an toàn. Bên cạnh đó, hỗn hợp này còn làm tăng cảm giác thèm ăn, giúp bạn ăn ngon miệng và giúp tăng cường quá trình trao đổi chất.
2. Mướp đắng
"Thuốc đắng dã tật" là chân lý được người xưa đúc kết lại, gừng kết hợp với mướp đắng tuy có vị đắng nhưng có tác dụng rất lớn trong việc chữa bệnh, trị táo bón. Gừng và mướp đắng ngâm nước có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, giúp tiêu hóa tốt, tránh tích tụ các cặn thức ăn này, cải thiện tình trạng táo bón, làm sạch phân.
Hơn nữa, gừng và mướp đắng đều là thực phẩm được chứng minh có khả năng làm giảm lượng đường trong máu ở người đái tháo đường type 2. Lý do là vì trong gừng có chứa chất gingerol; còn mướp đắng có chứa charantin, vicine và một hợp chất tương tự insulin đã được chứng minh là có khả năng làm giảm đường huyết.
3. Trần bì
Trần bì là loại dược liệu phổ biến trong Đông Y, có vị cay đắng, tính ôn, giúp kiện tỳ, lý khí, hóa đờm, tiêu tích, chỉ khái. Do đó, kết hợp trần bì và gừng có thể cải thiện tình trạng táo bón, thúc đẩy nhu động ruột, đẩy nhanh quá trình đào thải phân ra ngoài.
Bên cạnh đó, tinh dầu bên trong trần bì và gừng cũng có khả năng giảm thiểu các vi khuẩn gây mùi hôi bên trong khoang miệng.
Lưu ý khi dùng gừng
- Một số người ăn gừng thường gọt vỏ. Làm như vậy sẽ không phát huy hết tác dụng của gừng. Gừng tươi có thể được cắt nhỏ và cắt lát ra sử dụng sau khi rửa sạch.
- Gừng mọc mầm không còn ăn được, nên đừng vì lãng phí mà giữ lại ăn. Điều này sẽ gây hại cho cơ thể nhiều hơn giá trị mà gừng mang lại. Để nảy mầm, nó sẽ tiêu thụ các chất dinh dưỡng ban đầu được lưu trữ trong gừng, và đôi khi một số củ gừng nảy mầm sẽ tự thối.
Theo Bệnh viện Quận 11, giá trị dinh dưỡng của gừng khi nảy mầm đã giảm đi rất nhiều và gừng thối cũng có thể chứa nhiều chất có hại khác nhau. Hay gừng thối không nên ăn vì gừng thối tạo ra độc tố, có thể dẫn đến ung thư gan và ung thư thực quản trong trường hợp nặng. Do đó, bạn không được ăn gừng thối vì tiếc của, điều này rất nguy hiểm.
Gừng tươi còn có tác dụng diệt được các vị khuẩn bệnh trong khoang miệng và trong ruột, dùng nước gừng tươi ngậm súc miệng để trị hôi miệng, viêm nha chu, hiệu quả rất rõ rệt.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Từ mùng 1 Tết, 3 con giáp này sẽ chính thức đổi vận, tài lộc dồi dào và tình duyên gặp nhiều may mắn
Không gian Tết xưa ở làng cổ Đường Lâm hút giới trẻ
4 “hiện tượng lạ” xuất hiện gần cuối năm, rất khác so với những năm trước
Nghề ‘hốt bạc’, kiếm bội tiền ngày 29 Tết, nghe xong ai cũng kêu ‘dễ ợt’
Top 4 con giáp may mắn ngày mùng 1 Tết Ất Tỵ 2025: Được thần tài gõ cửa, vạn sự như ý
Những món ăn nhất định phải thưởng thức trong ngày đầu năm mới để mang lại nhiều may mắn