Đời sống

10 kiêng kị 'bỏ túi' khi ăn mì chính để không bị trúng độc

Nếu bạn vi phạm vào 10 điều kiêng kỵ này khi ăn mì chính, tốt nhất bạn đừng ăn kẻo rước bệnh vào thân, trúng độc hoặc háo nước cả ngày uống mãi không đỡ khát.

Những tác hại "giật mình" của mì chính đối với mẹ bầu và thai nhi / Thói quen sử dụng mì chính gây hại cho sức khỏe, nhất là điều thứ 2

Ảnh minh họa

Cảnh báo: 10 lưu ý đặc biệt khi ăn mì chính để không bị trúng độc, an toàn cho sức khỏe

Mì chính (bột ngọt) là gia vị phổ biến trong mọi gia đình người Việt. Mì chính giúp cho món ăn trở nên thơm ngọt hơn, ăn "trôi cơm" hơn nên nó cũng được xem là gia vị phổ biến nhất trong bữa ăn hàng ngày.

Tuy nhiên, nếu sử dụng mì chính sai cách, bột ngọt lại sẽ trở thành "bột độc" gây nguy hiểm cho sức khỏe một cách khó nhận biết.

Chúng ta đều biết thành phần của mì chính khi được đun nấu với nhiệt độ trên 120 độ C sẽ khiến cho chất sodium glutamate trở thànhđộc tố, sau khi ăn sẽ gây hại và khó khăn để bài tiết ra khỏi cơ thể.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng và sức khỏe, 10 trường hợp sau đây bạn tuyệt đối không nên sử dụng mì chính, để đảm bảo an toàn sức khỏe cho cả gia đình. Dùng không đúng, thà bạn đừng nêm mì chính còn hơn.

 

1. Mì chính kỵ món có giấm

Trong món ăn có giấm thường có vị chua, khi món ăn có độ chua nhất định rồi thì không nên tiếp tục nêm mì chính.

Bởi vì trong môi trường axit, mì chính không thể hòa tan, vị của món ăn sẽ càng trở nên chua hơn do nồng độ axit cao sẽ không làm cho mì chính tan chảy được.

Thêm mì chính vào chỉ làm mất đi hương vị bạn đầu của món ăn. Cần lưu ý nguyên tắc này để đảm bảo món ăn không trở thành món độc gây hại cho cơ thể.

2. Mì chính kỵ ăn nhiều

 

Lượng mì chính tối đa cho mỗi người là 5gram/ngày, tương đương với lượng muối vừa đủ cho nhu cầu của cơ thể.

Nếu ăn mì chính quá liều lượng trên, cơ thể sẽ có phản ứng nguy hiểm như tê lưng, tê chi trên, cơ thể mềm yếu (giống như mệt mỏi, mất năng lượng) và các phản ứng bất lợi khác.

3. Mì chính kỵ nhiệt độ trên 120 độ C và kéo dài

Mì chính sẽ trở thành độc tố nếu bạn nấu trong thời gian quá dài hoặc nhiệt độ trên 120 độ C. Vì vậy rất lưu ý không nêm mì chính vào món ăn nóng, các món cần ninh nấu lâu hoặc hâm đi hâm lại (các món kho, hầm).

4. Mì chính kỵ hải sản

 

Mì chính kỵ hải sản

Không nêm mì chính vào món ăn liên quan đến cá, tôm, các loại thủy hải sản có vỏ cứng như ngao, sò, ốc, hến…

5. Mì chính kỵ nêm vào trứng

 

Bởi vì trứng có chứa nhiều axit amin, nó là thành phần chính của bột ngọt. Nêm thêm vào sẽ biến mùi vị món ăn thành món bị bỏ "nhầm" quá nhiều mì chính.

6. Mì chính là "khắc tinh" của trẻ nhỏ

Mì chính có thể kết hợp với kẽm trong huyết dịch tạo thành tổ hợp đặc dị tính, sản xuất kẽm axit glutamic bài tiết ra ngoài cùng nước tiểu gây ra sự thiếu hụt kẽm cho trẻ.

7. Mì chính kỵ món ăn khô

Đặc điểm của mì chính là phải hòa tan trong nước, đặc biệt là nước ấm. Vì vậy, tất cả các món ăn khô đều không nên nêm mì chính, vì nếu không hòa tan, ăn mình chính nguyên hạt sẽ bị lợm miệng, buồn nôn.

 

Nếu bạn vẫn muốn cho mì chính vào các món ăn này, bạn phải hòa tan với một chút nước ấm trước khi nêm vào món ăn.

8. Mì chính kỵ các món bánh nhồi bột

Tất cả các loại bánh nhồi bột như bánh mì, bánh bao và các loại bánh quen thuộc hàng ngày được làm từ bột, nếu cho mì chính vào sẽ trở thành món ăn độc hại.

Mì chính sẽ bị biến chất, không chỉ làm mất đi hương vị, mà còn hình thành pyroglutamate natri độc, gây tổn hại đến sức khỏe con người.

8. Mì chính kỵ món ăn lạnh

 

Nhiệt độ tốt nhất để món mì chính phát huy tác dụng là ở nhiệt độ 80 ℃ - 100 ℃. Nếu nhiệt độ thấp hơn hoặc các món ăn lạnh, mì chính hầu như không phát huy tác dụng làm nổi bật hương vị của món ăn.

Thậm chí còn làm cho món ăn trở nên trái vị, khó ăn, gây độc hại đến hệ tiêu hóa và khẩu vị của bạn.

10. Mì chính kỵ với món ngọt

Nếu nêm mì chính vào món ăn có vị ngọt sẽ gây ra phản ứng bất lợi đối với món ăn...

 

Mì chính chỉ thích hợp với các món ăn có vị nhạt hoặc mặn, nếu nêm mì chính vào món ăn có vị ngọt sẽ gây ra phản ứng bất lợi đối với món ăn, làm cho món ăn mất ngon, mất vị và thậm chí có cảm giác không tươi, tạo ra mùi lạ.

Các món ăn như súp gà ngô ngọt, khoai môn nghiền hoặc các món ăn ngọt khác đều tuyệt đối tránh nêm mì chính.

Các chuyên gia còn lưu ý thêm rằng, khi ăn quá nhiều mì chính, bạn sẽ thường xuyên cảm thấy khát, đó là vì mì chính chứa natri, uống quá nhiều có thể gây huyết áp cao.

Người 60 tuổi trở lên đặc biệt nhạy cảm với lượng natri, do đó những người cao tuổi và những người bị huyết áp cao, bệnh thận, phù thũng… đều không nên ăn mì chính.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm