Đời sống

12 thực phẩm chứa độc tố ‘đầu bảng’ ở đầu Việt Nam, hàng triệu người ăn hàng ngày mà không biết

Những thực phẩm này dường như quá quen thuộc với người Việt, nhưng lại chứa nhiều độc tố cực kỳ có hại cho sức khỏe.

Hầm xương đừng vội thả ngay vào nồi, cứ làm theo cách này nước hầm trong vắt lại tăng gấp đôi chất bổ / Làm món lẩu Thái chua cay tròn vị, tuyệt ngon chỉ cần thêm 1 thứ nguyên liệu này, ai ăn cũng phải mê tít

Mộc nhĩ tươi chứa độc

Mộc nhĩ tươi có chứa chất nhạy cảm với ánh sáng - chất Porphyrin.

Sau khi ăn, với sự chiếu rọi trực tiếp của ánh nắng mặt trời, sẽ khiến chúng ta rất dễ bị viêm da, xuất hiện trạng thái ngứa, chứng phù thủng, đau nhức; có người bị phù nề thanh quản sẽ dễ gây nên tình trạng khó thở.

Vì vậy, bạn chỉ nên ăn mộc nhĩ khô, ngâm trong nước nấu lên thì mới an toàn.

Đậu xanh không nấu chín

Đậu xanh có chứa saponin và lectins, saponin, một chất gây kích thích mạnh mẽ đối với đường tiêu hóa của con người, có thể gây ra tình trạng viêm xuất huyết, giải thể các tế bào máu đỏ.

Ngoài ra, trong đậu xanh cũng chứa hemagglutinin với tập hợp tế bào máu đỏ gây ra ngộ độc sau khi ăn. Vì vậy nếu ăn đậu xanh chưa nấu chín sẽ rất dễ bị ngộ độc.

Dưa muối chưa kĩ

Dưa muối là món ăn được nhiều người ưa thích. Nhưng nếu bạn không biết sử dụng đúng cách thì dưa muối đôi khi lại trở thành thứ gây hại.

Bởi vì trong một vài ngày đầu khi muối dưa, vi sinh vật sẽ chuyển hóa nitrat trong các nguyên liệu thành nitric, làm hàm lượng nitric tăng cao, độ pH giảm dần (có nghĩa là độ chua tăng dần lên).

Ăn dưa ở giai đoạn này thì có vị cay, hăng nồng, hơi đắng vì chưa đạt yêu cầu. Loại dưa này chứa nhiều nitrate, ăn vào rất có hại cho cơ thể.

2
Ảnh minh họa

Gừng dập

Gừng tươi là thực phẩm không để lâu ngoài nhiệt độ thường được bởi sau một vài ngày nó sẽ bị mềm, tóp đi và hỏng dần ở các nhánh nhỏ và các vết cắt.

Nếu vì tiếc rẻ mà cố cắt bỏ phần hỏng và dùng tiếp phần nguyên vẹn của củ gừng thì bạn nên biết rằng, theo một số nghiên cứu dinh dưỡng thấy rằng do quá trình dập nát, cũ hỏng mà bên trong củ gừng đã xảy ra một chất độc hại có tên là shikimol.

Chất này nằm trong cả củ gừng chứ không phải chỉ ở phần dập nát nên không thể cắt bỏ hết. Đây là hoạt chất với độc tính rất cao có thể gây sự biến đổi tế bào gan của một người đang khoẻ mạnh, cho dù lượng chất này có thể bị hấp thụ rất ít.

Khoai tây mọc mầm

 

Khoai tây mọc mầm là loại thực phẩm cực kì độc hại cho sức khỏe con người. Trong điều kiện không thích hợp (ẩm ướt) khoai tây sẽ mọc mầm.

Khi đó sẽ sinh chất độc solamine, chất này kích thích tương đối mạnh đến niêm mạc dạ dày, ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương.

Nếu ăn khoai tây mọc mầm có nguy cơ bị đau bụng, ỉa chảy, nôn mửa, thậm chí bị suy hô hấp nặng.

Sắn và măng

Xyanua là chất gây độc trong măng. Một nghiên cứu khoa học trên 3 loại măng cho thấy: măng trắng (được bào từ củ măng), măng trắng ngâm nước nửa ngày, khi đó, măng đã ra nước hơi chua và măng vàng là măng đã qua luộc và ngâm nước bán trên thị trường đều có hàm lượng xyanua rất đáng lo ngại.

 

Chất xyanua có sẵn trong măng sẽ giảm dần khi tiếp xúc với nước. Nhưng đối với măng chua, trong quá trình ngâm, chất xyanua có thể kết hợp với một số enzym hoặc kết hợp với một số chất trong ruột người gây ngộ độc cấp tính.

Do vậy, khi chế biến măng, bạn nên làm theo kinh nghiệm ông cha ta vãn làm là rửa kỹ, ngâm măng trong nước nhiều giờ và luộc qua 1 – 2 lần trước khi ăn để tránh bị ngộ độc.

Khi luộc, nhất là luộc sắn với số lượng lớn thì chất này sẽ đóng váng trên bề mặt nước. Người ăn phải chất này với hàm lượng cao sẽ bị ngộ độc.

Cách tốt nhất để loại bỏ chất xyanua trong sắn là lột vỏ, sau đó ngâm trong nước lạnh nhiều giờ trước khi luộc. Ngoài ra, trong lúc luộc, nên mở nắp nồi để chất xyanua bay đi, lượng độc chất sẽ giảm đáng kể.

3

Rau cải nấu chín để qua đêm

 

Trong rau cải chứa nhiều chất nitrat. Nếu để rau cải qua đêm, do tác dụng của vi khuẩn, muối nitrat chuyển hóa thành muối nitrit, sau khi ăn có thể làm cho tổ chức trong cơ thể thiếu ôxy, xuất hiện triệu chứng trúng độc, đau đầu, chóng mặt, nôn mửa.

Ngoài ra, chất nitrit có nguy cơ cao gây ung thư đường ruột.

Bí ngô để lâu

Bí ngô là loại quả chứa hàm lượng đường cao, hơn nữa, do lưu trữ thời gian dài, khiến bên trong bí ngô xảy ra quá trình hô hấp kỵ khí – lên men, và biến chất, vì vậy khi ăn sẽ gây nguy hiểm tới sức khỏe.

4

Bắp cải thối

 

Trong bắp cải thối có chứa nitrite, chất này đóng vai trò trong sự hình thành methemoglobin trong máu người, khiến máu mất các chức năng oxy, làm cho ngộ độc oxy, chóng mặt, đánh trống ngực, nôn mửa, tím môi…

Bị nặng có thể gây bất tỉnh, co giật, khó thở, không kịp thời cứu hộ có thể đe dọa tính mạng con người. Chính vì thế, tuyệt đối không nên sử dụng bắp cải để nấu ăn khi nó đã bị thối.

Lòng trắng trứng gà sống

Trong trứng gà sống có các chất làm cản trở sự hấp thu dinh dưỡng của cơ thể và phá hoại công năng tiêu hóa của nội tạng. Ngoài ra, ăn trứng gà sống rất mất vệ sinh, dễ đưa các vi khuẩn vào cơ thể, gây bệnh

Cà chua xanh

 

Cà chua xanh có chứa chất độc tự nhiên Solanine. Do đó, khi ăn cà chua xanh, khoang miệng có cảm giác đắng chát; sau khi ăn có thể xuất hiện các triệu chứng ngộ độc như chóng mặt, buồn nôn, nôn mửa… Giới khoa học còn cảnh báo ăn cà chua xanh sống càng nguy hiểm.

Củ cải trắng

Củ cải trắng có chứa độc tố furocoumarins. Chất độc này thường cao nhất trong lớp vỏ, có thể gây đau dạ dày hoặc phản ứng rát bỏng trên da khi tiếp xúc.

Do vậy, khi chế biến món ăn, bạn cần gọt bỏ sạch vỏ và phần hư hỏng trên củ để tránh độc. Khi được nấu chín, nướng, gia nhiệt trong lò vi sóng, củ cải cũng hết độc.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm