Đời sống

2 dấu hiệu nhận biết kẻ vong ơn bội nghĩa, người khôn ngoan phải tránh xa

Cùng với sự trưởng thành, bạn sẽ chẳng mất đi người bạn nào cả, bạn sẽ chỉ học được rằng "Ai mới là bạn thật sự"! (Châm ngôn cuộc sống).

Phụ nữ sở hữu tướng tai này được Thần Tài "độ", cuộc sống dễ giàu có sung túc / Tôi chán cuộc sống hôn nhân êm đềm

Trên thế giới luôn tồn tại hai loại người: Người biết ơn báo ơn và kẻ vong ơn bội nghĩa. Đối với người thứ nhất, bạn tốt với họ, sẽ luôn ghi nhớ và sẵn sàng đáp trả lại tấm chân tình. Tuy nhiên, với kiểu người thứ hai, càng giúp đỡ họ, họ lại càng xem đó là chuyện hiển nhiên mà họ phải được nhận. Họ coi mình là "trung tâm của vũ trụ" mà mọi người phải xoay xung quanh. Kiểu người thứ hai thường có đặc điểm sau, người khôn ngoan tuyệt không nên qua lại thân thiết, kẻo mang thiệt vào thân.

Kẻ không nhớ điểm tốt, chỉ nhớ điều xấu; không nhớ cái ơn, chỉ ghi cái thù

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Giả dụ một tình huống, có người bạn mười ngày đi học thì chín ngày mượn bút của bạn, bạn vẫn vui vẻ cho mượn và họ cũng vui vẻ nhận lấy. Nhưng đến ngày thứ mười, bạn có việc cần dùng bút và không cho họ mượn nữa, họ lập tức giận dữ, nảy sinh cảm giác căm ghét và cho rằng bạn là người ki bo, xấu tính, không biết giúp đỡ hay chia sẻ với mọi người.

Bạn thấy đấy, kiểu người này là những người tráo trở, sẵn sàng trở mặt cả với người thân thiết, giúp đỡ họ. Họ sống ích kỷ, tham lam chỉ biết lợi ích cá nhân. Trong trí nhớ của họ, mọi sự tốt bụng, sẻ chia trước đây của bạn trở thành hư vô. Họ chỉ chăm chăm ghi "thù" việc bạn đã từ chối, đối xử "tồi" trong ngày thứ mười.

Trong cuộc sống, bạn không nên kết bạn với những kẻ vô ơn, "ăn cây táo rào cây sung". Kết thân với những người chả khác nào "nuôi ong tay áo". Bởi lẽ người không có lòng biết ơn, họ sẽ không bao giờ ý thức mình cần trả ơn hay chỉ đơn giản là trân trọng tình nghĩa khi được cứu giúp. Với họ, lợi ích cá nhân là trên hết, nếu không giúp họ là bạn là kẻ thù. Đừng dễ mủi lòng chỉ bằng vài câu nịnh nọt, lừa dối. Nếu không bạn sẽ sớm nhận được trái đắng.

Người luôn luôn hoài nghi thành ý của bạn

 

Hẳn nhiều người không còn xa lạ về câu chuyện "Người nông dân và con rắn". Chuyện kể rằng: Ngày xưa, có một bác nông dân đi qua cánh đồng vào một buổi sáng mùa đông lạnh lẽo. Thấy trên mặt đất nằm một con rắn bất động như thể bị đông lạnh sắp chết, bác nông dân bèn động lòng thương xót, quyết định nhặt nó lên và ôm vào ngực để ngủ ấm, muốn cứu nó sống lại. Nhận được hơi ấm từ bác nông dân, con rắn dần dần tỉnh lại. Thế nhưng, ngay khi nó lấy lại đủ sức mạnh của mình, nó lại quay ra cắn chết bác nông dân theo bản năng. Đến khi trút hơi thở cuối cùng, bác nông dân mới thì thào: Mọi người phải học hỏi từ số phận của tôi, đừng bao giờ thương hại một kẻ vong ân bội nghĩa.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Từ câu chuyện trên, chúng ta có thể thấy rằng, phải luôn cảnh giác và duy trì khoảng cách với những kẻ chỉ nghĩ về lợi ích cá nhân mà bất chấp ân đức nhận từ người khác. Sống trên đời, phải phân biệt rõ người thiện, kẻ ác. Có như vậy, chúng ta mới đem sự giúp đỡ tới cho những người xứng đáng được nhận, còn đối với những kẻ ác thì quyết không được nhân từ, nương tay.

 

Bản chất của một số người là không đổi dù bạn đối xử tốt với họ bao nhiêu đi chăng nữa. Như trong câu chuyện trên, dù cứu chữa con rắn khỏi nguy kịch nhưng vẫn bị cắn chết. Với máu lạnh cùng bản tính đa nghi, sau khi được cứu, con rắn vẫn nghi ngờ bác nông dân sẽ hại nó.

Trong cuộc sống cũng vậy, khi bạn bè gặp hoạn nạn, khó khăn, bạn không thể khoanh tay đứng nhìn trước cảnh đó. Bạn ra sức giúp đỡ với sự chân thành nhất nhưng luôn bị người đó nghi kị, đề phòng. Lúc ấy, bạn đã chịu tổn thương ra sao. Mọi lòng tốt chỉ như gió cuốn mây bay, tình bạn cũng gặp trục trặc.

Có thể thấy rằng, sự đa nghi là điều tối kỵ trong mọi mối quan hệ, dù là bạn bè thân thiết đến đối tác hợp tác. Khi gặp người quá đa nghi, tốt nhất chúng ta nên cẩn trọng mọi bề trong chuyện giao tiếp thường ngày để tránh xung đột lợi ích, bị họ thù oán lúc nào cũng chẳng hay.

* Thông tin chỉ mang tính tham khảo, chiêm nghiệm.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm