2 'giờ vàng' uống sữa hấp thụ hết canxi mà không mất sắt, ai không biết là thiệt thân
4 món ăn sáng có vừa giúp no lâu vừa giảm cân hiệu quả, chị em nên ghim lại ngay / 10 điều tuyệt đối không nên làm vào buổi tối trước giờ đi ngủ
Dưới đây là 2 khung giờ uống sữa tốt nhất giúp hấp thu tốt đa chất dinh dưỡng, không mất sắt.
2 'khung giờ vàng’ nên uống sữa
+ Buổi sáng
Đây là lúc bụng còn rỗng, nếu như uống 1 ly sữa ấm sẽ giúp hệ tiêu hóa nhẹ nhàng khởi động. Tiếp đó, cơ thể sẽ bổ sung năng lượng bằng thức ăn.
Điều này sẽ giúp dạ dày từ từ thích nghi, có thể phòng các bệnh về dạ dày. Hơn nữa, buổi sáng cũng là thời điểm mà cơ thể có thể hấp thụ hết hàm lượng dinh dưỡng có trong sữa.
+ Bữa xế chiều
Đây là thời điểm hầu như trẻ em ai cũng muốn ăn vặt vì cảm giác đói. Lúc này, thay vì ăn mấy đồ chiên rán, bim bim, nước ngọt… thì hãy uống một ly sữa.
Lúc này chính là lúc cơ thể đang thiếu năng lượng nhưng chưa tới mức ‘đói và khát’ sẽ giúp cơ thể con hấp thụ được dinh dưỡng tối đa mà không sợ bị tiêu chảy hay bệnh đường ruột.
Ảnh minh họa
Ngoài 2 khung giờ vàng này, bạn cũng có thể uống sữa vào:
Buổi tối trước khi đi ngủ
Đây cũng là một thời điểm thích hợp để mẹ cho bé uống sữa. Bởi, uống sữa vào thời điểm này sẽ giúp bé hấp thu tới 80% casein - một loại protein có trong sữa.
Khi uống vào buổi tối, hàm lượng trytophan trong sữa có tác dụng xoa dịu thần kinh và an thần. Nhờ vậy, bé dễ dàng đi vào giấc ngủ và ngủ sâu hơn.
Sau khi ăn tối 1 tiếng cũng là thời điểm tốt được các chuyên gia khuyên các mẹ nên tận dụng cho con uống sữa.
Hãy cố gắng uống 2 ly sữa mỗi ngày nhất là trẻ em
Viện dinh dưỡng Trung Quốc cho biết, trẻ em tiểu học thường chỉ uống nửa cốc sữa/ngày.
Do vậy, cơ thể không hấp thụ đủ canxi để có thể đáp ứng yêu cầu phát triển cho cơ thể. Hơn nữa, thường các mẹ hay cho con uống sữa vào bữa sáng, sau đó thì không có cốc thứ 2 trong ngày.
Do đó, các chuyên gia kết luận, đây chính là nguyên nhân khiến cơ thể trẻ bị thiếu hụt canxi, dễ bị thấp còi.
Theo TS. Emilia Baczek (Bệnh viện Nhi đồng La Rabida, Mỹ) cho biết rằng canxi trong sữa ảnh hưởng tới nồng độ sắt. Nếu trẻ uống 2 ly sữa mỗi ngày thì mỗi cốc sữa sẽ tăng 6,5% vitamin D và giảm mức sắt xuống 3,6%, dễ dẫn đến cơ thể bị thiếu sắt.
Chính vì vậy, các mẹ nên ý thức tầm quan trọng của ly sữa thứ 2 trong ngày và đặc biệt là lựa chọn thời điểm "vàng" để trẻ uống để hạn chế tình trạng thiếu sắt của cơ thể.
Hơn nữa, lượng canxi và vitamin D vừa đủ sẽ giúp trẻ cao lớn nhanh chóng.
Người lớn có nên uống sữa không?
Từ độ tuổi sau 20, khả năng hấp thụ canxi và vitamin D cực kì thấp, thậm chí không có. Một nghiên cứu Thụy Sỹ còn chứng minh, người trưởng thành tiêu thụ quá nhiều sữa còn có nguy cơ rạn xương.
Do vậy, các nhà nghiên cứu cho rằng chỉ có trẻ em và thanh thiếu niên là cần thiết bổ sung sữa thường xuyên.
Nói thế không phải là người trưởng thành không được uống sữa. Người trưởng thành hoàn toàn có thể uống nhưng cần chọn loại sữa phù hợp với liều lượng vừa đủ.
Với người trưởng thành, bạn chỉ nên uống sữa thanh trùng thay vì sữa tiệt trùng vì có lợi cho hệ tiêu hóa. Viện Dinh Dưỡng Quốc gia cho biết, người trưởng thành từ 20 - 49 tuổi thì nên uống khoảng 100ml nước (tương đương với 1 ly nhỏ).
Người trưởng thành không nên uống nhiều sữa tươi nguyên chất. Bởi, trong sữa tươi rất giàu chất béo nên dễ làm tăng cân, gây mỡ máu, huyết áp cao và tim mạch.
Thay vào đó, mọi người nên chọn sữa ít béo, không đường, loại sữa được dùng cho từng đối tượng bệnh.
Những ai không nên uống sữa?
Người mắc bệnh trào ngược dạ dày
Hàm lượng chất béo trong sữa có thể gây ảnh hưởng đến sự co bóp cơ vòng thực quản dưới, từ đó làm thúc đẩy quá trình trào ngược dịch dạ dày và ruột nên khiến tình trạng bệnh càng trở nên tồi tệ hơn.
Người bị viêm loét đường tiêu hóa
Những người bị viêm loét đường tiêu hóa nếu uống sữa sẽ làm kích thích lớp niêm mạc dạ dày, từ đó khiến ruột bài tiết nhiều axit. Điều này sẽ càng làm cho tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
Người mắc bệnh dị ứng với sữa
Với những người được chẩn đoán bị dị ứng với đạm sữa bò thì chắc chắn không nên tiêu thụ các sản phẩm từ sữa. Nếu cố tình uống sữa thì nguy cơ cao sẽ gặp phải những triệu chứng như tiêu chảy, nổi phát ban, ngứa ngáy khắp cơ thể...
Người bị viêm thận cấp
Cũng tương tự như người mắc bệnh sỏi thận, người bị viêm thận cấp mà uống sữa hàng ngày sẽ làm sản sinh nhiều amoniac trong cơ thể. Một lượng lớn amoniac xuất hiện sẽ làm gián đoạn quá trình bài tiết của thận. Vậy nên, những người bị viêm thận cấp cần kiểm soát chế độ ăn uống một cách chặt chẽ, cắt bỏ sữa ra khỏi thực đơn ăn uống để giảm bớt gánh nặng cho thận.
Người có chức năng túi mật hoặc tuyến tụy không tốt
Trong thành phần của sữa có khá nhiều chất béo nên để tiêu hóa thì bạn cần đảm bảo chức năng làm việc của túi mật và tuyến tụy luôn ở tình trạng tốt nhất. Nếu 2 cơ quan này không hoạt động ổn định, chất béo sẽ không tiêu hóa mà trực tiếp đi vào các phần khác của đường tiêu hóa, làm gia tăng gánh nặng lên đường ruột.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Chăm sóc mẹ già suốt 10 năm nhưng không được chia mảnh đất nào, đến lúc đọc kỹ lại di chúc tôi mới òa khóc
Tử vi ngày 22/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Mão công việc thăng hoa, tuổi Tỵ cẩn thận sai lầm
Con gái dắt 3 chú chó Ngao Tạng đi bộ mãi không về, bố đi tìm thấy cảnh tượng dở khóc dở cười
Bố di chúc để lại nhà cùng 2,7 tỷ tiền tiết kiệm cho mẹ kế, chúng tôi kéo nhau gặp luật sư để rồi nhận cái kết sững người
Bị thách cưới căn chung cư, mẹ chồng tương lai "gật đầu nhẹ", nhưng ngày mang sổ đỏ tới, bất ngờ cú chốt gây sốc!
6 con giáp tỏa sáng năm 2025: Lộc lá đầy nhà, thành công rực rỡ